Showing posts with label Thảo dược. Show all posts

xông hơi tại nhà

Trong y học cổ truyền , xông hơi  là phương pháp dùng những phương làm cho ra mồ hôi, để chữa những chứng cảm mạo ,giải cảm , hạ sốt.Với cùng mục đích nhưng giản đơn mà ít tốn kém dân gian thường dùng cách xông hơi bằng nồi xông, cho vào nồi xông tinh dầu hoặc lá xông như hương nhu , sả… Hơi nước nóng bốc lên từ nồi xông làm giãn nở mạch máu dưới da vừa kích thích lưu thông khí huyết vừa thúc đẩy việc đào thải hàn khí hoặc thấp khí ra khỏi cơ thể theo đường mồ hôi. Theo kinh nghiệm của dân gian từ trước đến nay chỉ cần một nồi tạo hơi chứa được  khoảng từ  2 đến 5 lít, một khăn bông để lau mồ hôi và một cái chăn rộng để phủ kín cả người ngồi trên một ghế thấp cùng với nồi xông đặt trước mặt là bắt đầu liệu pháp xông hơi. Nhưng bây giờ khoa học kỹ thuật tiến tiến người ta phát minh ra lều xông hơi tại nhà rất tiện ích không phải đi ra những trung tâm spa nữa mà có thể xông tại nhà tiết kiện thời kì  và đỡ tốn kém. Chúng tôi xin giới thiệu hiện thời  có 4 loại lều xônghơi tại nhà mang lại công hiệu xông hơi tiện ích theo ý muốn của bạn. Với những mẫu lều xông hơi tại nhà khi xông hơi bạn có thể tháo mũ chụp đầu ra hoặc cho vào tùy theo ý muốn của bạn. còn phần tay bạn có thể cho ra ngoài vì thế khi xông bạn có thể xem tivi, lướt wed… tránh ngủ ngật . Nồi tạo hơi có thể tích 2l bạn có thể cho lá xông vào nồi tùy theo ý thích của mình.
Những loại lá cây có thể giúp bạn xông hơi.
Thông thường nồi xông có thể sử dụng một đôi loại lá có tinh dầu thơm để cảm thấy dễ chịu và thêm tính sát trùng  đường hô hấp qua hơi thở.
Nếu chọn được các loại lá có tính cay, ấm như bạc hà, kinh giới, tía tô… có thể làm tăng tính phát tán, mồ hôi sẽ ra nhiều hơn.
Những lọa lá cây thường hay được sử dụng để xông hơi đây cũng là một cách xông hơi tại nhà.
Một nắm lá sả.
Một nắm lá tía tô.
Một nắm lá tre. Một nắm lá bưởi.
Một nắm lá chanh.
 Một nắm lá tràm…
Cho tổng hợp vào nồi để xông hơi.Còn chúng ta ở thành phố   không trồng được lá xông hơi nhiều như vùng nồn thôi thì chúng ta có thể ra hiệu thuốc bắc mua lá khô như hương nhu, tía tô, kinh giới, bạc hà… về xông hơi.
Thực hành xông hơi.
Cho tinh dầu hoặc lá xông vào nồi tạo hơi 2lít , cắm phích điện và kiểm tra tín hiệu đèn báo trên thiết bị, bật công tắc nguồn, tiếp theo bạn hãy điều chỉnh lượng hơi qua điều kiển từ xa, đặt ghế vào buồng xông  bắt đầu liệu pháp xông hơi.
Xem thêm :

máy xông mặt | bồn massage chân | bồn tắm xông hơi

Biện pháp ngâm chân hiệu quả


 Các thủ pháp ngâm chân | cách sử dụng bồn ngâm chân
Cách đây hàng ngàn năm, người phương Đông đã biết cách ngâm chân để điều trị bệnh vì nó vừa giản đơn , chi phí thấp mà lại hiệu quả . Việc dùng bồn ngâm chân đựng nước ấm đều đặn vào buổi tối sẽ giúp bạn có được một giấc ngủ tốt hơn

Hiệu quả của việc ngâm chân:
Cách đây hàng ngàn năm, người phương Đông đã biết cách ngâm chân để điều trị bệnh vì nó vừa giản đơn , chi phí thấp mà lại công hiệu . Việc ngâm chân nước ấm đều đặn vào buổi tối sẽ giúp bạn có được một giấc ngủ tốt hơn. Bởi lẽ, ở hai bàn chân dày đặc các đầu mút thần kinh và các huyệt vị có mối quan hệ chặt chẽ với tất tật các cơ quan tạng phủ trong cơ thể. Dưới ảnh hưởng bởi độ ấm, áp suất của nước và tác dụng của chất thuốc, công năng của các tạng phủ, đặc biệt là hệ tâm thần , được điều hòa và cải thiện, huyết khí được lưu thông giúp cho cơ thể lập lại cân bằng âm dương, nhất là sự cân bằng giữa quá trình hưng phấn và ức chế của đại não, từ đó tương trợ  chữa trị bệnh, cải thiện sức khỏe – nhan sắc . Đặc biệt, ngâm chân nước ấm với mỗi loại vật liệu  khác nhau thì có những công dụng khác nhau.
Sau đây là các cách ngâm chân và phương pháp thực hiện
Ngâm chân nước muối:
Ngâm chân bằng nước muối sẽ làm cơ thể ấm lên từ bên trong, điều này giúp máu tuần hoàn tốt hơn và sự thảo luận chất cũng được nâng cao. Do huyết quản   được mở rộng, máu chảy trở thành thông suốt, đồng thời giúp dưỡng khí, dinh dưỡng sẽ được truyền đến các bộ phận trong cơ thể, xua tan mệt mỏi và làm tinh thần thoải mái.
Cách thực hiện ngâm chân:
Lấy một thìa muối, hòa với nước ấm ở nhiệt độ dưới 400 C, sau đó cho chân vào ngâm khoảng 20 phút.
 Ngâm chân với cây lô hội

Lá của cây lô hội chứa rất nhiều hợp chất tác dụng tiệt trùng    , giải nhiệt, giảm viêm và giải độc... Dùng lá lô hội ngâm chân sẽ giúp cơ thể xúc tiến  quá trình tuần hoàn máu, tăng thân nhiệt, cải thiện làn da thô ráp, khô nẻ, giảm đau thần kinh , chứng tê thấp , đau lưng và các chứng bệnh khác.
Cách thực hành ngâm chân:
Dùng lá lô hội cắt thành khúc dài 1mm, bỏ vào nồi đun cùng nước khoảng 20 phút. Cho thêm nước nguội để điều chỉnh nhiệt độ xuống khoảng 400 C và ngâm chân trong khoảng 20 phút.

Ngâm chân bằng nước chè xanh
Chè xanh rất giàu chất phenol và nhiều hợp chất khác có tác dụng cho cơ thể như tiêu nóng, kháng khuẩn, tăng cường thể chất, chống lão hóa... Lá chè cũng chứa một lượng lớn các loại vitamin, khoáng vật và các dầu thơm nên có khả năng xúc tiến  quá trình thay da cũng như các chất dịch trong cơ thể và tránh khô nứt da. Do vậy, dùng lá chè xanhngâm chân sẽ dự phòng những bệnh nấm, nước ăn chân, da chân nứt nẻ và giúp đôi chân có mùi thơm của chè.
Cách thực hành ngâm chân:
 Lấy lá chè rửa sạch cho vào đun sôi hoặc ngâm trong nước sôi khoảng 10 phút. Điều chỉnh cho nhiệt độ xuống khoảng 400C thì bỏ chân vào ngâm từ 15-20 phút.
Ngâm chân bằng hoa cúcHoa cúc là loài hoa phổ quát được con người sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Hoa cúc có mùi thơm dịu, mát và dễ chịu. Ngâm chân bằng hoa cúc giúp bạn xua tan mỏi mệt , giải tỏa căng thẳng, tức giận, buồn bực. Ngoài ra, nó cũng có tác dụng tốt với các bệnh như đau lưng, đau thần kinh , tê thấp .
 
Cách thực hiện ngâm chân:
 Bỏ khoảng 5g cánh hoa cúc đã phơi khô vào ấm, đổ nước vô đun trong khoảng 10 phút. Sau đó pha thêm nước cho nhiệt độ ở khoảng 400 C thì cho hai chân vào ngâm trong khoảng 15 phút.

Ngâm chân với dưa chuột
Lâu nay mọi người chỉ quen với việc đắp mặt nạ dưa chuột, tuy nhiên dưa chuột còn có thể dùng để ngâm chân. Loại trái cây này chứa rất nhiều vitamin E giúp kéo dài tuổi thọ. Nhờ hoạt tính sinh vật học mạnh nên nó có khả năng xúc tiến  quá trình thảo luận chất của cơ thể. Muối và kali, vitamin A, vitamin E và những nguyên tố vi lượng như canxi, sắt có trong dưa chuột giúp cho da trở thành nhẵn nhụi và mềm mại khi ngâm chân.

Cách thực hành ngâm chân:

Lấy 1-2 quả dưa chuột, rửa sạch cắt thành từng lát, cho vào máy xay nát. Sau đó cho vào nước ấm ở nhiệt độ 400 C, quấy đều và bỏ 2 chân vào ngâm trong vòng 15 phút.
 Ngâm chân bằng mật ong
Mật ong chứa nhiều nguyên tố vi sinh và vitamin phong phú, nên có khả năng kích thích tuần hoàn máu cho da, xúc tiến  sinh trưởng của tế bào, tăng tuổi thọ, tăng tính đàn hồi và dẻo dai của da, giúp bề mặt da nhẵn hơn. Ngâm chân bằng mật ong cũng có tác dụng sát khuẩn , chống nứt nẻ và hôi chân.

Cách thực hành ngâm chân:
Cho khoảng 50g mật ong vào nước ấm ở nhiệt độ 400 C, quấy đều và cho 2 chân ngâm khoảng 15 phút.

Ngâm chân bằng gừng

Nhiều phụ nữ thường có hiện tượng lạnh tay chân vào mùa đông. Đây có thể là hiện tượng thiếu máu, thể chất lạnh, hư nhược cơ thể, quá trình tuần hoàn máu không tốt. Hơn nữa, da thâm tái, huyết khí không thông là những yếu tố ảnh hưởng đến sắc đẹp phái đẹp. Tuy nhiên, bạn có thể cải thiện điều này bằng ngâm chân với gừng. Tinh dầu trong gừng giúp cải thiện sắc tố da, làm máu lưu thông, cải thiện các chứng bệnh như viêm khớp, gãy xương, đau cơ. Ngoài ra nó giúp bạn ngủ ngon hơn, cầm nôn, làm ấm đường hô hấp và giảm ho. Còn các thể bệnh thuộc chứng nhiệt thì phải dùng những vị thuốc khác mà không nên dùng gừng tươi. Nếu bạn dùng thì phải phối hợp với các dược chất có tác dụng thanh nhiệt.


Cách thực hiện ngâm chân:

Lấy củ gừng, rửa sạch, giã nát hòa với nước ấm ở nhiệt độ 400 C, để tăng thêm hiệu quả cho thêm chút muối và bỏ chân vào ngâm khoảng 20 phút.

Ngâm chân bằng nước lã

Ngâm chân bằng nước lã không chỉ làm cho những huyết mạch   ở chân co lại mạnh mà còn làm cho công năng sinh lý của các cơ quan trong cơ thể ở trạng thái hoạt động tích cực dưới sự điều tiết của các dịch thần kinh . Từ đó mà tăng cường công năng của hệ thống trung khu thần kinh , làm tâm thần đại não hưng phấn hơn, điều hòa các phủ tạng toàn thân, rất hiệu quả phòng ngừa   với một số bệnh như suy nhược thần kinh , đau đầu, mất ngủ. Ngâm chân bằng nước lã còn có thể tăng cường công năng của hệ hô hấp, phòng các bệnh như cảm, viêm amidan, viêm phế quản...


Cách thực hành ngâm chân:
Ngâm chân từ phần dưới mắt cá chân trở xuống với nước ở nhiệt độ 200C trong vòng 10 phút vào mùa thu hoặc mùa đông. Khi ngâm chân bằng nước lã , nhiệt độ của nước phải được từ từ tăng dần theo thời gian . Thường thường lúc đầu từ 200C, sau một thời gian thì tăng lên khoảng 400 C sẽ rất tốt.

Ngâm chân bằng vỏ bưởi
Thông thường, sau khi ăn bưởi chúng ta thường vứt vỏ đi. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học thì tác dụng vỏ bưởi rất nhiều và bạn có thể dùng để ngâm chân. Trong vỏ bưởi chứa nhiều tinh dầu, vitamin A, vitamin C nên khi ngâm chân sẽ giúp da bạn đẹp, tăng cường miễn nhiễm  , giúp tâm thần thư thái .
Cách thực hiện ngâm chân:

Lấy vỏ của 1-2 quả bưởi phơi khô, cho vào bếp nướng khoảng 4 phút, lấy ra để nguội, cắt thành miếng nhỏ và bỏ vào túi vải. Ngâm chiếc túi đó với nước nóng khoảng 10 phút. Sau đó đổ nước vào chậu ngâm chân trong khoảng 20 phút.

Nếu thực hành  ngâm chân thường xuyên, bạn cần nên trang bị một bồn ngâm chân bằng gỗ theo kiểu truyền thống, hoặc bồn ngâm chân massage đương đại  bổ sung thêm nhiều công năng như đèn hồng ngoại,  bồn massage chân, bọt khí …
 
Cách thực hiện ngâm chân:
 Bỏ khoảng 5g cánh hoa cúc đã phơi khô vào ấm, đổ nước vô đun trong khoảng 10 phút. Sau đó pha thêm nước cho nhiệt độ ở khoảng 400 C thì cho hai chân vào ngâm trong khoảng 15 phút.



Thuốc cổ truyền trị chảy máu cam

Theo y học cổ truyền (YHCT) cho rằng, chảy máu cam là do những nguyên nhân sau "huyết nhiệt" gây ra "huyết nhiệt sinh phong", tức là cơ thể ở trạng thái nhiệt sẽ làm cho "bức huyết vong hành", tức là gây xuất huyết. mà trong trường hợp này là xuất huyết ở mũi ( Một số trường hợp xuất huyết chỗ khác). Do vậy mà YHCT thường sử dụng các vị thuốc và phương thuốc mang tính lương huyết, chỉ huyết, kèm với bổ huyết để điều trị chứng bệnh này.


                                                                 cây nhọ nồi

Xông hơi

Xông hơi là một phương pháp đơn giản của dân gian có từ lâu đời. Dựa trên hình thức tự điều tiết thân nhiệt bằng cách ra mồ hôi của cơ thể do hệ thần kinh tự động điều khiển. Việc tăng tiết mồ hôi và giãn nở những mạch máu ngoại biên qua xông hơi không những có thể giúp giải cảm, hạ sốt mà còn được vận dụng để làm tiêu thủng tán thấp, hạ cao huyết áp và giải độc cho cơ thể trong nhiều trường hợp khác nhau. Bà con thường dùng cách xông hơi bằng nồi xông. Hơi nước nóng bốc lên từ nồi xông làm giãn nở mạch máu dưới da vừa kích thích lưu thông khí huyết vừa thúc đẩy việc đào thải hàn khí hoặc thấp khí ra khỏi cơ thể theo đường mồ hôi. Do đó xông hơi có thể làm giải cảm hoặc hạ sốt.
Bài thuốc:
-      Bài thuốc trị cảm nóng: bạc hà, cúc tần, lá dâu, hương nhu; cảm lạnh: kinh giới, tía tô, lá gừng vàng, húng chanh.
-      Bài thuốc dùng chung cho cảm hàn, cảm nhiệt: Lá sả, lá bưởi, ngải cứu, bồ bồ, nhân trần, lá khuynh diệp, lá tre, cành lá thanh táo; khối lượng khoảng 500 - 1000 gr.
-      Với các loại cảm mạo mà bệnh nhân không ra mồ hôi thì có thể dùng Lều xông hơi cộng với nồi xông giải cảm chung với công thức gồm: gừng tươi, lá chanh, bưởi, cúc tần, sả, lá tre, lá duối, lá hương nhu, lá tía tô, lá kinh giới...
Công dụng:
Tinh dầu và các chất bay hơi trong thảo dược được kéo theo hơi nước nóng, tác động trực tiếp qua đường thở đến tận phế nang, nhờ quá trình trao đổi chất ở phế nang nó được ngấm vào máu, và sát khuẩn đường hô hấp, qua niêm mạc mắt, mũi, tai, da, thông các ống dẫn mắt, mũi, tai và các xoang, giảm mệt mỏi, ù tai, ngạt mũi, nhức đầu rất hiệu quả.
Dược liệu từ thiên nhiên và cách sử dụng:
Chọn bài thuốc cần dùng, hái ngoài thiên nhiên hay mua ở các tiệm thuốc Y dược cổ truyền dưới dạng lá khô đã được sơ chế. Sau đó đặt tất cả vào nồi, đổ nước sạch ngập lá, đun sôi.
Chọn phòng kín gió, người bệnh trút bỏ quần áo ngoài, chỉ mặc đồ lót mỏng, ngồi trước nồi xông; trùm kín chăn sau đó từ từ mở nắp, hít thở mạnh để tinh chất dầu bay hơi xâm nhập vào phế nang. Thời gian xông khoảng 10 - 15 phút tuỳ theo mức chịu đựng của người bệnh. Tốt nhất, nên để nhiệt độ xông cao hơn nhiệt độ cơ thể từ 7-8oC và không được quá 30 phút.
Sau đó lau mồ hôi bằng khăn sạch, cho bệnh nhân uống một ly nước ấm. Dùng chính nước xông ấy pha với nước lạnh tạo ra nước ấm dùng cho người bệnh lau rửa thân thể, thay quần áo sạch.
Tuỳ theo điều kiện từng nơi, không nhất thiết phải có đủ các loại lá theo bài thuốc; chỉ với vài loại như: lá bưởi, kinh giới và là tre cùng củ gừng tươi là có thể có được một nồi xông khá hợp chuẩn.
Chỉ nên điều trị xông lá trong khoảng từ 1- 2 ngày đầu bị bệnh. Lúc này, khí độc, gió độc đang nằm dưới biểu nên phương pháp xông sẽ có tác dụng mở lối cho khí độc thoát ra ngoài.
Phương pháp xông lá có tác dụng làm người bệnh nhanh khỏi, nhưng không phải lúc nào cũng xông được. Nếu cảm đã bị nhiễm sâu vào trong lúc đó không nên xông mà phải dùng các phương pháp khác.
Những người bị bệnh huyết áp cao, tim mạch, mắc bệnh ngoài da, phụ nữ mang thai, những người hay ra mồ hôi, mất máu nhiều, mới ốm dậy, người cao tuổi, trẻ em không nên sử dụng phương pháp này.
Trong quá trình xông nếu thấy khó thở, tức ngực, choáng váng, bủn rủn,... cần ngừng ngay, trường hợp bị sốc nặng phải đưa tới bệnh viện để cấp cứu.
Chú ý:
          Bạn nên xử dụng Bồn tắm xông hơi đa năng hoặc Lều xông hơi hồng ngoại sẽ giúp ích rất nhiều cho cơ thể bạn
 --- Chúc bạn mạnh khỏe và hạnh phúc ---

Nhn8289

Hoa bưởi có tác dụng gì?

Hoabưởi không chỉ thơm và đẹp mà nó còn có tác dụng giảm cảm, giải rượu, chữa đau dạ dày, đau đầu do mệt mỏi, giúp thư thái tinh thần…

Những công dụng tuyệt vời bạn không ngờ từ hoa bưởi.
Hoa bưởi 5g, đường phèn một thìa nhỏ (thìa cafe). Đun trong 200ml nước, sau khi sôi 5 P, cho đường vào rồi đun tiếp. Đem uống có tác dụng chữa đau dạ dày, tuần hoàn khí huyết.
Ngoài ra, lá bưởi, hoa bưởi, cùi bưởi cũng có nhiều tác dụng chữa bệnh:
Lá bưởi một nắm (50 -100g),
lá sả một nắm (50 -100g),
lá duối một nắm (50 -100g),
lá  cúc tần một nắm (50 -100g)
cho vào nồi nước đun thật sôi dùng để xông trừ cảm mạo, cho ra mồ hôi và viêm đường hô hấp trên.
Trị ho ở người già:
Dùng 300g cùi bưởi (bỏ lớp vỏ bên ngoài) và
50g phèn chua đun chín
với 500ml nước mỗi ngày uống từ 100ml.

Bên cạnh đó,
dân gian thường dùng hoa bưởi để chưng cất thành tinh dầu làm đẹp, gội đầu, tắm rửa hoặc xông hơi… Nước hoa bưởi còn có tác dụng để dành dùng dần quanh năm cho các món chè, món bánh, món cháo… Ngoài ra, đến mùa hoa bưởi, những người sành ẩm thực không thể bỏ qua món mía ướp hương bưởi hay bột sắn dây ướp hoa bưởi... những món ăn dân dã nhưng rất tinh tế của mọi người. 


Hoa bưởi 12g, chưng với trà uống tiêu được túc thực (thức ăn ứ đọng) nấc, khí trệ, hay rên rỉ và ngáp vặt, bưởi và bạch cấp môi thứ 10g chưng với trà uống có thể làm đẹp. Hoa bưởi và hoa sen mỗi thứ 10g chưng với trà uống có thể khai tâm tỉnh tỳ.


Hoa bưởi 4g, hoa đậu mọt bát, nước gừng nửa thìa, đường phèn một thìa. Hoa bưởi rửa sạch cho vào nồi đung khoảng 10 phút sau đó bỏ bã lấy nước. Cho tiếp nước gừng, đường, hoa đậu vào rồi đun tiếp sau đó lấy ra ăn. Có tác dụng tiêu đờm, thông đại tiện.

Cách làm nước hoa bưởi

Hái từng bông hoa rồi thả vào chậu nước lạnh sau đó rửa nhẹ nhàng cho sạch bụi rồi vớt để ráo hết nước. Lọ dùng để ướp hoa bưởi phải rửa thật sạch, tráng qua nước sôi rồi úp ngược để khô. Khi lọ khô ta tiến hành rải một lớp hoa bưởi phía dưới cùng rồi rải tiếp một lớp đường trắng phía trên, cứ như vậy cho tới khi nào hết hoa thì thôi.


Tỷ lệ giữa đường và hoa bưởi là: 1kg đường/1kg hoa bưởi. Sau khi đã xếp lượt hoa thì ta nắp lọ lại cho kín, sau khoảng 10 ngày trở lên là có thể dùng được. Lâu dần hoa bưởi và đường sẽ tan ra tạo thành nước hoa bưởi. Lọ nước đặc biệt này nên bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tốt nhất là sau 10 ngày để ở nhiệt độ bình thường rồi mới cho vào ngăn mát tủ lạnh.



Dược thiện trị viêm thanh quản (Cây cát cánh)

Viêm thanh quản theo các y thư cổ tức là chứng khản tiếng hay mất tiếng được gọi chung là “hầu âm”. Bệnh phát nhanh, mất tiếng đột ngột (cấp tính) gọi là “bạo âm”, còn bệnh kéo dài lâu ngày (mạn tính) gọi là “cửu âm”. Ngày nay, Đông y cũng gọi khản tiếng là “thanh á”, còn mất tiếng gọi là “thất âm”.
Mất tiếng có liên quan mật thiết tới chức năng của hai tạng phế và thận. Đông y cho rằng, phế chủ khí, là động lực tạo ra âm thanh; thận chủ nạp khí (giúp thở sâu) và là nguồn gốc của âm thanh. Mất tiếng mới phát thuộc “thực chứng”, liên quan chủ yếu tới tạng phế; thường do ngoại cảm phong hàn hay phong nhiệt, hoặc đàm trọc úng trệ, gây bế tắc thanh khiếu, làm cho chức năng tuyên phát và túc giáng của tạng phế bị rối loạn, mà gây nên bệnh. Còn mất tiếng lâu ngày thuộc “hư chứng”, liên quan đến cả hai tạng phế và thận; thường do tinh khí bị thương tổn, phần âm của hai tạng phế và thận bị suy yếu, khiến “hư hỏa” thiêu đốt cơ quan phát âm, mà dẫn tới hiện tượng tiếng nói bị khản hoặc hoàn toàn không thể phát ra âm thanh. Do vậy, khi bị mất tiếng có thể căn cứ vào từng chứng trạng biểu hiện để chọn lựa thức ăn, vị thuốc dùng cho phù hợp.
Dược thiện trị viêm thanh quản 1
Cát cánh
Đối với thực chứng gồm 5 thể:
Thể ngoại cảm phong hàn: Biểu hiện cảm lạnh, người mát, mũi nghẹt hoặc chảy mũi nước trong, giọng khàn hoặc nói không ra tiếng, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù hoãn. Bài thuốc: quế chi 12g, sinh khương 12g, thêm kinh giới để ôn thông phế khí, bạch thược 24g, cam thảo 4g, đại táo 12g, đường phèn 80g. Sắc ngày 1 thang, chia 2 - 3 lần, uống sau ăn 30 phút.
Thể phế nhiệt: Giọng khàn hoặc nói không ra tiếng, miệng khát, họng đau, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch phù sác. Bài thuốc: cát cánh 12g, cam thảo 6g, kinh giới 12g, thuyền thoái 6g, tiền hồ 12g, tang diệp 12g. Ngày 1 thang, chia 2 - 3 lần, uống sau ăn 30 phút.
Thể đờm nhiệt: Nói khó, tiếng nặng, đờm nhiều vàng, miệng đắng, họng khô, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch hoạt sác. Bài thuốc: cát cánh 12g, tiền hồ 12g, tang bì 12g, tri mẫu 8g, hoàng cầm 10g, chi tử 10g, ngưu bàng 10g, thuyền thoái 6g, bối mẫu 10g, cam thảo 6g, qua lâu 10g, hạnh nhân 8g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần, uống sau ăn 30 phút.
Thể đờm uất ngưng lấp: Tiếng nói nặng, nghe không rõ, ngực đầy, ho ra nhiều đờm, cơ thể mập, người mỏi mệt, tay chân không có sức, rêu lưỡi vàng bệu, mạch hoạt. Bài thuốc: hoàng cầm 10g, chi tử 10g, tiền hồ 10g, bối mẫu 8g, cát cánh 12g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần, uống sau ăn 30 phút.
Thể phong tà uất bế: Đột nhiên âm thanh bị xáo trộn, khó nói ra tiếng kèm họng hơi đau, ngứa, nuốt khó, ho, ngực khó chịu, mũi nghẹt, sổ mũi, sốt, sợ lạnh, đầu đau, lưỡi đỏ, rêu lưỡi nhạt, mạch phù. Bài thuốc: ma hoàng 12g, hạnh nhân 8g, cam thảo 6g, cát cánh 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần, uống sau khi ăn 30 phút.
Đối với hư chứng gồm 3 thể:
Thể phế âm hư: Giọng nói khàn, miệng khô, họng đau, ho khan không có đờm, chất lưỡi đỏ, khô, mạch nhỏ sác. Bài thuốc: tang diệp 6 - 12g, hồ ma nhân 4g, mạch môn đông 20g, thạch cao 12g, a giao 4 - 12g, tỳ bà diệp 6 - 12g, hạnh nhân 3 - 4g, nhân sâm 5g, cam thảo 4g. Sắc uống sau ăn 30 phút, ngày 1 thang, chia 3 lần.
Thể thận âm hư: Họng khô, giọng khàn, nói không ra tiếng, bứt rứt khó ngủ, lưng gối nhức mỏi, lòng bàn chân tay nóng, nặng có thể kèm ù tai, hoa mắt, lưỡi thon đỏ, mạch tế, sác, nhược. Bài thuốc: sinh địa 16g, đơn bì 12g, trạch tả 12g, mạch môn 12g, ngũ vị tử 10g, phục linh 12g, hoài sơn 6g, sơn thù 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Chia 3 lần uống sau khi ăn 30 phút.
Thể uất nộ khí nghịch: Bình thường vốn uất ức hoặc thường giận dữ, khí uất không giải, đột nhiên mất tiếng, ngực và hông sườn đầy trướng hoặc nhẹ thì vú căng, mạch huyền. Bài thuốc: tử tô 12g, ô dược 12g, trần bì 12g, bạch thược 12g, sinh khương 8g, đại táo 5 quả, cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần uống sau khi ăn 30 phút.