Khí công là gì ?

Là các phương pháp tập để tăng khí trong cơ thể. Vận động gân cơ xương, lục phủ ngũ tạng nhằm thông đường đi cho khí trong cơ thể. Các bài tập như: Dịch cân kinh, Ngũ cầm hí … Việc vận động và hít thở tập trung cho khai thông kinh mạch. Cho nên người học phải hiểu vấn đề ngay từ đầu tập mới có kết quả. Việc hít thở trong khí công lúc tập khí công động , lúc tĩnh công thì chú tâm nhiều đến cách vận khí.

"Khí" người Trung Hoa phát âm là "Chi" hay "Qi", "Ki" ở người Nhật Bản, "Ghee" ở người Đại Hàn và "Prana" ở người Ấn Độ. "Khí" nghĩa thông thường có liên quan đến "Không khí" hoặc "Chất Hơi", một chất không hình, dễ di động, dễ phân tán, dễ tích tụ, tính co dãn có thể tạo nên sức ép lớn mạnh, tùy theo số lượng của nó.

"Công" do chữ "công phu", người Trung Hoa phát âm là "Kungfu", có nghĩa là việc làm được thực hiện trong một số lượng thời gian.

Do đó, "khí công" có thể hiểu là một tiến trình hít thở không khí, để gia tăng nguồn sinh lực của thể chất lẫn tinh thần trong con người. Trong đó, "dưỡng khí" (oxygen)được hấp thụ qua không khí, và "thán khí" (carbon dioxide) được loại trừ ra ngoài cơ thể. Đây là hai yếu tố chính yếu trong việc gia tăng nguồn sinh lực cơ thể.
Trong võ thuật cổ truyền đông phương, khí công còn được gọi là "nội công", một công phu tập luyện "tán tụ nội khí", triển khai tối đa sức mạnh thể chất lẫn tinh thần, để áp dụng vào kỹ thuật chiến đấu, cũng như gia tăng sức khỏe thân tâm.

Lược Sử Khí Công:

Trong ý nghĩa quân bình hơi thở, khí công được bắt nguồn từ thuở xa xưa, từ khi có sự hiện diên loài người trên quả đất này. Căn cứ vào văn hóa cổ truyền đông phương, khí công đã được áp dụng qua các phương pháp thực hành, và triết lý dẫn đạo, hầu hết, trong ba môn học: Y học, Đao học, và Võ học.
Theo y như Hoàng Đế Nội Kinh (2697 – 2597 B.C. trước Tây Lịch), và sách Dịch Kinh (2400 B.C. trước Tây lịch), nền tảng Đông Y học được dựa trên lý thuyết nguồn khí lực, Âm Dương và Ngũ Hành để lý giải, điều trị bệnh tật và tăng cường sức khỏe con người.
Vào thời nhà Thương (1783 – 1122 B.C trước Tây lịch), người Trung Hoa đã biết dùng những dụng cụ bén nhọn bằng đá, để châm chích vào các huyệt đạo trên cơ thể, nhằm gây ảnh hưởng đến sự dẫn truyền nguồn khí lực, trong việc trị bệnh cho con người.
Vào thế kỷ thứ 6 trước Tây lịch, trong cổ thư Đạo Đức Kinh, tác giả Lão Tử, một nhà hiền triết Trung Hoa, đã đề cập đếnn vai trò hơi thở trong kỹ thuật luyện khí, để giúp con người kéo dài tuổi thọ. Sử liệu Trung Hoa cũng cho thấy rằng các phương pháp luyện khí đã có nhiều tiến bộ, vào thời Xuân Thu và Chiến Quốc (770 – 221 B.C. trước Tây lịch). Sau đó, trong thời nhà Tần đến nhà Hán (221 B.C. trước Tây lịch đến 220 A.C. sau Tây lịch), một số sách dạy luyện khí công đã được biên soạn bởi nhiều vì y sư, thiền sư và đạo sĩ. Các phương pháp truyền dạy tuy có khác nhau, nhưng vẫn có chung những nguyên lý vận hành khí lực trong cơ thể.
Vào thế kỷ thứ ba sau Tây lịch, nguyên lý về khí lực đã được minh chứng hiệu quả bởi y sư Hoa Đà, qua việc áp dụng kỹ thuật châm cứu, để gây nên tình trạng tê mê cho bệnh nhân, trong lúc giải phẫu. Cũng như, ông đã sáng chế những động tác tập luyện khí "Ngũ Cầm Hí", dựa theo tính chất và động tác của 5 loại thú rừng như: Cọp, Nai, Khỉ, Gấu và Chim.


Vào năm 520 – 529 sau Tây lịch, tổ sư Bồ Đề Đạt Ma, người Ấn Độ, tại Tung Sơn Thiếu Lâm Tự, tỉnh Hồ Nam, ngài đã soạn ra sách Dịch Cân Kinh, đ dạy các môn đồ phát triển nguồn khí lực, tăng cường sức khỏe trên đường tu đạo, cũng như, thân thể được cường tráng, gia tăng sức mạnh trong việc luyện võ.
Về sau, dựa vào nguyên lý khí lực này, các đệ tử Thiếu Lâm đã sáng chế thêm những bài tập khí công như: Bát Đoạn Cẩm, Thiết Tuyến Nội Công Quyền, Nội Công Ngũ Hình Quyền...

Theo truyền thuyết, vào triều đại nhà Tống (950 – 1279 sau T.L.), tại núi Võ Đang, đạo sĩ Trương Tam Phong sáng chế bài nội công luyện khí Thái Cực Quyền, gồm những động tác giúp người tập luyện cường kiện sức khỏe thân tâm.
Về sau, có rất nhiều bài tập khí công được sáng chế bởi nhiều võ phái khác nhau. Dần dần, các võ phái nhỏ, ít người biết đến, đều bị mai một, cùng với những phương pháp truyền dạy bị lãng quên trong quá khứ. Đến nay, một số ít các bài võ luyện khí công còn được ghi nhận qua một số tài liệu hạn hẹp của Trung Hoa như: Dịch Cân Kinh, Bát Đoạn Cẩm, Thiết Tuyến Nội Công Quyền, Nội Công Ngũ Hình Quyền, Thái Cực Quyền thuộc ba hệ phái của Trần Gia, Dương Gia và Vũ Gia, Bát Quái Quyền, Hình Ý Quyền, Lục Hợp Bát Pháp Quyền...

III. Triết Lý Khí Công

A. Vũ trụ quan

Theo quan niệm Đông phương, khởi nguyên sự hình thành của vũ trụ, vạn vật được bắt nguồn từ một khối "Khí" đầu tiên gọi là "Thái Cực", bành trướng vô cùng tận. Sau tiến trình nội tại, khối "Khí" này được phân thành hai nhóm khí đối nghịch nhau: "Khí Âm" và "Khí Dương", được gọi là "Lưỡng Nghi". Hai nhóm "Khí Âm" và "Khí Dương" này chạm vào nhau, để sanh ra khí thứ ba, mà Lão Tử gọi là "Xung Khí". Từ đó, vũ trụ, vạn vật được hình thành. Đạo đức Kinh có ghi: "Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật, vạn vật phụ âm nhi bão dương, xung khí dĩ vi hòa." Học giả Trương Hoành Cừ có nói:
"- Khí tụ lại thành hình, khí tán đi hình loại, muôn vật trở lại Thái Hư." Vạn vật biến chuyển, thay đổi không ngừng theo định luật phổ quát mà Kinh Dịch có ghi: "- Sinh, Trưởng, Thâu, Tàng." Cũng như, Phật Giáo quan niệm: "-Sinh, Trụ, Dị Diệt." Do đó, khí là nguồn gốc, là sinh lực của vạn vật và vũ trụ.
Hai tính chất căn bản là Âm và Dương của khí được quân bình, nằm trong ba loại khí tổng quát: Thiên Khí, Địa Khí và Nhân Khí.

Thiên Khí đến từ vũ trụ thiên nhiên, với lực sống động vĩ đại huyền diệu, giúp cho đại vũ trụ thiên nhiên được vận chuyển trong một trật tự tuần hoàn. Thí dụ: Mặt trăng, mặt trời, thái dương hệ, tất cả bầu trời không gian vô tận...đều là những nguồn chứa thiên khí. Thiên khí đóng một vai trò quan trọng, ảnh hưởng lớn đến thời tiết, khí hậu và thiên tai. Thí dụ như những hiện tượng gió thổi, mưa rơi, bão tố, sấm sét...d xảy ra đều nhằm mục đích tái tạo sự quân bình Âm Dương trong thiên khí.
"Địa Khí đến từ quả đất, cũng như từ sự thấm những nhuần, hoặc ảnh hưởng tác dụng của thiên khí trên quả đất. Địa khí còn được sinh ra bởi từ trường của quả đất, cũng như, hơi nóng được phát ra từ trong lòng đất. Những vùng đất thường xảy ra núi lửa, hay những đường rạn nứt trong lòng đất, để tạo nên những tai họa động đất, chính làn nơi phát ra nguồn địa khí. Sự di chuyển của địa khí được thể hiện qua các hiện tượng như: đất cát di chuyển theo dòng nước lũ, để mang bồi đắp tạo nên những nơi cồn đảo. Trái lại, những vùng mất đất sẽ trở thành sông sâu, lớn rộng. Mặt khác, trong lúc có nhiều mưa, mặt đất trở nên đầy nước ngập lụt. Trái lại, khi khí trời khô, nóng gắt, hạn hán, mặt đất trở nên khô cằn, nứt nẻ. Tất cả những hiện tượng nói trên đều tạo nên sự thay đổi địa khí, do bởi sự mất quân bình âm dương tính trong địa khí.

"Nhân Khí" là sinh lực con người.`con người là một tiểu vũ trụ, nằm trong sự chi phối của đại vũ trụ thiên nhiên. Do đó, nhân khí phải chịu ảnh hưởng vào thiên khí và địa khí.

B. Nhân Sinh Quan

Con người khi còn là thai nhi trong bụng mẹ, được nuôi dưỡng bằng nguồn sinh lực (Nhân Khí) của bà mẹ, qua đường cuống rốn thai nhi. Sau khi chào đời, qua tiếng khóc đầu tiên, hài nhi biết hít thở, hấp thụ nguồn Thiên Khí từ bên ngoài. Nguồn thiên khí đầu tiên này, khi được vào trong cơ thể hài nhi, biến thành nguồn "Dinh Khí", và tác dụng làm nguồn sinh lực (Nhân Khí) của bà mẹ sãn có trong hài nhi, trở thành "Vệ Khí" được thể hiện bởi hai dòng: khí nóng (Dương) và khí lạnh (Âm). Dòng khí nóng (Dương) chạy lên phần trên cơ thể đến các bộ phận: tim gan, phổi và não bộ trong khi dòng khí lạnh (Âm) chạy xuống phần dưới cơ thể, đến các bộ phận: bụng dưới, thận, sinh dục và hai chân. Tiếp theo, sự sinh tồn của hài nhi cần phải được nuôi dưỡng bởi nguồn Nhân Khí từ bên ngoài, do ảnh hưởng của Thiên Khí và Địa Khí, qua môi trường không khí trong sạch , nước uống và thực phẩm (đọn vật và thực vật). Nguồn Nhân Khí (sinh lực) này được lưu chuyển điều hòa, trong những đường ống ngang dọc của hệ thống Kinh, Mạch, Lạc, Huyệt, để liên hệ đến các tạng phủ (các bộ phân như: Tim, phổi, bao tử, lá mía, ruột già, ruột non, gan, thận, túi mật và bàng quang...)
Vớ tuổi thọ tăng dần, các đường ống dẫn khí lực này, càng ngày trở nên trì trệ, yếu kém, trong việc cung cấp sinh lực (Nhân Khí) nuôi dưỡng cơ thể, do đó, sức khỏe con người dễ trở nên suy yếu, bệnh tật, nếu không được bồi dưỡng đúng mức.

Để tái tạo sức khỏe bình thường, việc khai thông hệ thống kinh mạch , cũng như, quân bình Ân Dương tính trong nguồn sinh lực (nhân khí) rất cần thiết cho cơ thể con người. Ơû điểm này, Đông Y Học đã áp dụng một trong những trị liệu pháp như: dược phẩm (thuốn hóa học ở các lá, thân và rễ cây), Châm cứu pháp, Án ma pháp (thuật xoa bóp trên các kinh mạch, và ấn ép trên các huyệt đạo), Khí công trị liệu (phương pháp hô hấp) và tể dục dưỡng sinh (áp dụng các động tác vận chuyển để đả thông kinh mạch)...

Trong phép dương sinh, người ta cần phải biết sống hòa hợp với luật thiên nhiên, để khia thác tối đa lợi thế của Thiên Khí và Địa Khí, trong việc giữ quân bình âm dương tính cho Nhân Khí của con người. Từ đó, sức đề kháng trong cơ thể được kiện toàn, sẵn sàng tiêu trừ các mầm móng bệnh chứng, có thể xảy ra cho con người. Ngoài ra, viện tập luyện khí công rất ích lợi, giúp cho Nhân Khí được điều hòa, làm chậm sự thoái hóa của các tế báo trong cơ thể, cũng như, điều hợp thuận lợi với Thiên Khí và Địa Khí từ bên ngoài.

IV.Phương Thế Thực Hành

Trong khí công gồm có ba loại thở căn bản: thở sâu (hay thở thấp, hoặc thở Đan Điền), thở Ngực (hay thở trung bình) và thở cao. Để thực tập các bài khí công, học viên có thể áp dụng một trong ba tư thế chánh yếu như: thế đứng, thế ngồi và thế nằm. Trong mổi tư thế chánh này còn được chia ra kàm nhiều tư thế phụ như sau:

Với tư thế đứng còn có thế đứng tự nhiên, thế đứng chân trước chân sau, và thế đứng trung bình tấn (hai chân dang rộng ra hai ben trái phải). Với tư thế ngồi gồm có tư thế ngồi tréo chân như: ngồi Kiết Già, ngồi Bán Già, ngồi Xếp Bằng (ngồi tréo tự nhiên) và ngồi quỳ gối.

Với tư thế nằm gồm có nằm thẳng người với lưng tựa phía dưới.
Trong các tư thế đứng, ngồi, và nằm, tư thế đứng mang lại nhiều ích lợi hơn. Cho nên, các tư thế đứng đã đã được áp dụng tối đa trong các bài tập khí công của quyền thuật gia. Sau đây là những ích lợi của tư thế đứng:

- Tư thế đứng rất thuận tiện, khi tập ở những nơi công cộng,ngoài trời, nơi có không khí trong lành như: công viên, đồng cỏ, rừng cây, bờ hồ, bờ sông, bờ biển, và các vùng ngoại ô....
- Tư thế đứng còn giúp cho máu lưu thông dễ dàng trong hệ thống tuần hoàn. Do đó, nguồn khí lực dễ chuyển dẫn đến các bộ phận trong khắp cơ thể.
- Ngoài ra, tư thế đứng tránh được tình trạng ru ngủ như ở hai tư thế ngồi và nằm. Cho nên, học viên có đủ thời gian hoàn tất việc tập luyện.

V. Làm cách nào có thể đạt được khí cảm (cảm giác về khí trong cơ thể)?

Ta hãy xét một thanh nam châm. Ban đầu nó cũng chỉ là một thanh thép bình thường, các điện tích trong nó không có trật tự, chuyển động hỗn loạn, triệt tiêu năng lượng của nhau. Sau khi đặt nó vào trong từ trường với một khoảng thời gian nhất định, dưới tác dụng của lực từ, các điện tích sẽ được sắp xếp có trật tự. Khi bỏ thanh thép ra khỏi từ trường, chính sự trật tự của các điện tích sẽ tạo ra một từ trường mới (là sự tổng hợp năng lượng của các điện tích). Thanh thép đã trở thành nam châm.
Đối với cơ thể, bình thường thì năng lượng sống tản mát, không trật tự, thậm chí triệt tiêu nhau. Thông qua qua trình luyện tập, lặp đi lặp lại một trạng thái nào đó (có thể là tư thế, động tác, hơi thở...), cuộc sống dần có quy luật, cơ thể cũng dần đạt được trật tự, trường năng lượng của cơ thể trở nên tập trung hơn, hỗ trợ lẫn nhau. Năng lượng vì thế cũng trở nên mạnh hơn (do sự tổng hợp của các năng lượng tản mát trong cơ thể), tác động vào hệ thần kinh rõ rệt hơn, cho con người ta cảm giác về khí.

Nhiều người sau một thời gian tập luyện, đạt được khí cảm, vận khí dễ dàng, cho rằng nội lực đã thâm hậu. Thực ra cảm giác khí và nội lực mạnh hay yếu là hai vấn đề khác nhau. Việc đạt được khí cảm thì dù người khoẻ hay yếu, cứ kiên trì tập luyện sẽ đạt được. Còn nội lực mạnh phải gắn liền với một cơ thể khoẻ mạnh.
Nội khí đầy đủ, mạnh mẽ sẽ làm tăng cường khả năng trao đổi chất giữa máu với tế bào, khiến các tế bào hoạt động tốt, cơ thể trở nên khoẻ mạnh. Cơ thể khoẻ mạnh sẽ sinh ra nhiều nội khí, nhiều hồng cầu, tế bào, khả năng trao đổi chất giữa chúng lại được tăng cường... cứ như vậy, tích luỹ qua nhiều năm tháng, công phu sẽ ngày càng thâm hậu.


Việc luyện tập khí công không thể tách rời với các hoạt động hàng ngày của cuộc sống: ăn, ngủ, giải trí, làm việc phải điều độ, phù hợp với từng người.

Rượu dưa chuột các chị em nên biết

Rượu dưa chuột
Dưa chuột có rất nhiều tác dụng hữu ích trong làm đẹp mà chị em phụ nữ rất ưa và quen dùng. Cách đơn giản nhất có thể là cắt lát đắp mặt nạ dưỡng da vào ban đêm giúp da mềm mịn. Tuy nhiên đó chưa phải là hết công dụng của dưa chuột ngoài ra dưa chuột ngâm rượu là phương pháp làm đẹp chưa được các chị em biết đến nhiều.


Ngoài cách các chị em đắp mặt nạ, Dưa chuột còn được dùng để ngâm rượu. Dưa chuột cắt ra ngâm trong rượu trắng “nếu được loại rượu ngon hoặc rượu nếp thì càng tốt”, để ngấm chừng một tháng sẽ có tác dụng làm mát da, trị bỏng nắng, làm lành các chứng viêm sưng, giảm đau và trị da nhờn. rất tốt cho làn da mềm mại của chị em đấy!

Ngoài ra nếu uống rượu dưa chuột hằng ngày sẽ giúp trắng da, giảm các vết nhăn và tẩy sạch nốt tàn nhang (điều này đảm bảo ít chị em nào nghĩ tới vì chỉ nghĩ tới kem dưỡng da hoặc thuốc tây rất có hại cho sức khỏe và làn da mịn màng của chị em).

Cách pha chế:
Rất đơn giản: Rửa sạch dưa chuột, để ráo nước, cắt nhỏ và nghiền nát.
Đem ngâm rượu theo tỷ lệ 1/3. Buộc kín miệng lọ để chừng 3 - 4 tuần, lọc sang một lọ mới rồi cất trữ trong tủ lạnh.
Ngoài ra: Pha rượu này vào nước để tắm cũng có tác dụng tốt.

Nếu da bạn bị rộp nắng, có thể làm mặt nạ dưa chuột: Nghiền nhỏ dưa chuột, trộn với bột gạo và nước để đắp da và giữ nguyên trong 15 phút rồi rửa sạch bằng nước lạnh. Kem mặt nạ này có tác dụng làm dịu da, giảm mẩn ngứa.

Những Lưu Ý:
Vì dưa chuột có tác dụng làm se da nên không nên dùng cho người da khô. Những bạn có làn da nhờn có thể dùng nước ép của Dưa chuột để làm mặt nạ hàng ngày để giảm tiết bã nhờn, căng da rất tốt.

Mình sẽ tổng hợp một bài các công dụng của rượu mời bạn đón đọc
Nguồn NHN8289 tổng hợp từ internet

xông hơi tại nhà

Trong y học cổ truyền , xông hơi  là phương pháp dùng những phương làm cho ra mồ hôi, để chữa những chứng cảm mạo ,giải cảm , hạ sốt.Với cùng mục đích nhưng giản đơn mà ít tốn kém dân gian thường dùng cách xông hơi bằng nồi xông, cho vào nồi xông tinh dầu hoặc lá xông như hương nhu , sả… Hơi nước nóng bốc lên từ nồi xông làm giãn nở mạch máu dưới da vừa kích thích lưu thông khí huyết vừa thúc đẩy việc đào thải hàn khí hoặc thấp khí ra khỏi cơ thể theo đường mồ hôi. Theo kinh nghiệm của dân gian từ trước đến nay chỉ cần một nồi tạo hơi chứa được  khoảng từ  2 đến 5 lít, một khăn bông để lau mồ hôi và một cái chăn rộng để phủ kín cả người ngồi trên một ghế thấp cùng với nồi xông đặt trước mặt là bắt đầu liệu pháp xông hơi. Nhưng bây giờ khoa học kỹ thuật tiến tiến người ta phát minh ra lều xông hơi tại nhà rất tiện ích không phải đi ra những trung tâm spa nữa mà có thể xông tại nhà tiết kiện thời kì  và đỡ tốn kém. Chúng tôi xin giới thiệu hiện thời  có 4 loại lều xônghơi tại nhà mang lại công hiệu xông hơi tiện ích theo ý muốn của bạn. Với những mẫu lều xông hơi tại nhà khi xông hơi bạn có thể tháo mũ chụp đầu ra hoặc cho vào tùy theo ý muốn của bạn. còn phần tay bạn có thể cho ra ngoài vì thế khi xông bạn có thể xem tivi, lướt wed… tránh ngủ ngật . Nồi tạo hơi có thể tích 2l bạn có thể cho lá xông vào nồi tùy theo ý thích của mình.
Những loại lá cây có thể giúp bạn xông hơi.
Thông thường nồi xông có thể sử dụng một đôi loại lá có tinh dầu thơm để cảm thấy dễ chịu và thêm tính sát trùng  đường hô hấp qua hơi thở.
Nếu chọn được các loại lá có tính cay, ấm như bạc hà, kinh giới, tía tô… có thể làm tăng tính phát tán, mồ hôi sẽ ra nhiều hơn.
Những lọa lá cây thường hay được sử dụng để xông hơi đây cũng là một cách xông hơi tại nhà.
Một nắm lá sả.
Một nắm lá tía tô.
Một nắm lá tre. Một nắm lá bưởi.
Một nắm lá chanh.
 Một nắm lá tràm…
Cho tổng hợp vào nồi để xông hơi.Còn chúng ta ở thành phố   không trồng được lá xông hơi nhiều như vùng nồn thôi thì chúng ta có thể ra hiệu thuốc bắc mua lá khô như hương nhu, tía tô, kinh giới, bạc hà… về xông hơi.
Thực hành xông hơi.
Cho tinh dầu hoặc lá xông vào nồi tạo hơi 2lít , cắm phích điện và kiểm tra tín hiệu đèn báo trên thiết bị, bật công tắc nguồn, tiếp theo bạn hãy điều chỉnh lượng hơi qua điều kiển từ xa, đặt ghế vào buồng xông  bắt đầu liệu pháp xông hơi.
Xem thêm :

máy xông mặt | bồn massage chân | bồn tắm xông hơi

Biện pháp ngâm chân hiệu quả


 Các thủ pháp ngâm chân | cách sử dụng bồn ngâm chân
Cách đây hàng ngàn năm, người phương Đông đã biết cách ngâm chân để điều trị bệnh vì nó vừa giản đơn , chi phí thấp mà lại hiệu quả . Việc dùng bồn ngâm chân đựng nước ấm đều đặn vào buổi tối sẽ giúp bạn có được một giấc ngủ tốt hơn

Hiệu quả của việc ngâm chân:
Cách đây hàng ngàn năm, người phương Đông đã biết cách ngâm chân để điều trị bệnh vì nó vừa giản đơn , chi phí thấp mà lại công hiệu . Việc ngâm chân nước ấm đều đặn vào buổi tối sẽ giúp bạn có được một giấc ngủ tốt hơn. Bởi lẽ, ở hai bàn chân dày đặc các đầu mút thần kinh và các huyệt vị có mối quan hệ chặt chẽ với tất tật các cơ quan tạng phủ trong cơ thể. Dưới ảnh hưởng bởi độ ấm, áp suất của nước và tác dụng của chất thuốc, công năng của các tạng phủ, đặc biệt là hệ tâm thần , được điều hòa và cải thiện, huyết khí được lưu thông giúp cho cơ thể lập lại cân bằng âm dương, nhất là sự cân bằng giữa quá trình hưng phấn và ức chế của đại não, từ đó tương trợ  chữa trị bệnh, cải thiện sức khỏe – nhan sắc . Đặc biệt, ngâm chân nước ấm với mỗi loại vật liệu  khác nhau thì có những công dụng khác nhau.
Sau đây là các cách ngâm chân và phương pháp thực hiện
Ngâm chân nước muối:
Ngâm chân bằng nước muối sẽ làm cơ thể ấm lên từ bên trong, điều này giúp máu tuần hoàn tốt hơn và sự thảo luận chất cũng được nâng cao. Do huyết quản   được mở rộng, máu chảy trở thành thông suốt, đồng thời giúp dưỡng khí, dinh dưỡng sẽ được truyền đến các bộ phận trong cơ thể, xua tan mệt mỏi và làm tinh thần thoải mái.
Cách thực hiện ngâm chân:
Lấy một thìa muối, hòa với nước ấm ở nhiệt độ dưới 400 C, sau đó cho chân vào ngâm khoảng 20 phút.
 Ngâm chân với cây lô hội

Lá của cây lô hội chứa rất nhiều hợp chất tác dụng tiệt trùng    , giải nhiệt, giảm viêm và giải độc... Dùng lá lô hội ngâm chân sẽ giúp cơ thể xúc tiến  quá trình tuần hoàn máu, tăng thân nhiệt, cải thiện làn da thô ráp, khô nẻ, giảm đau thần kinh , chứng tê thấp , đau lưng và các chứng bệnh khác.
Cách thực hành ngâm chân:
Dùng lá lô hội cắt thành khúc dài 1mm, bỏ vào nồi đun cùng nước khoảng 20 phút. Cho thêm nước nguội để điều chỉnh nhiệt độ xuống khoảng 400 C và ngâm chân trong khoảng 20 phút.

Ngâm chân bằng nước chè xanh
Chè xanh rất giàu chất phenol và nhiều hợp chất khác có tác dụng cho cơ thể như tiêu nóng, kháng khuẩn, tăng cường thể chất, chống lão hóa... Lá chè cũng chứa một lượng lớn các loại vitamin, khoáng vật và các dầu thơm nên có khả năng xúc tiến  quá trình thay da cũng như các chất dịch trong cơ thể và tránh khô nứt da. Do vậy, dùng lá chè xanhngâm chân sẽ dự phòng những bệnh nấm, nước ăn chân, da chân nứt nẻ và giúp đôi chân có mùi thơm của chè.
Cách thực hành ngâm chân:
 Lấy lá chè rửa sạch cho vào đun sôi hoặc ngâm trong nước sôi khoảng 10 phút. Điều chỉnh cho nhiệt độ xuống khoảng 400C thì bỏ chân vào ngâm từ 15-20 phút.
Ngâm chân bằng hoa cúcHoa cúc là loài hoa phổ quát được con người sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Hoa cúc có mùi thơm dịu, mát và dễ chịu. Ngâm chân bằng hoa cúc giúp bạn xua tan mỏi mệt , giải tỏa căng thẳng, tức giận, buồn bực. Ngoài ra, nó cũng có tác dụng tốt với các bệnh như đau lưng, đau thần kinh , tê thấp .
 
Cách thực hiện ngâm chân:
 Bỏ khoảng 5g cánh hoa cúc đã phơi khô vào ấm, đổ nước vô đun trong khoảng 10 phút. Sau đó pha thêm nước cho nhiệt độ ở khoảng 400 C thì cho hai chân vào ngâm trong khoảng 15 phút.

Ngâm chân với dưa chuột
Lâu nay mọi người chỉ quen với việc đắp mặt nạ dưa chuột, tuy nhiên dưa chuột còn có thể dùng để ngâm chân. Loại trái cây này chứa rất nhiều vitamin E giúp kéo dài tuổi thọ. Nhờ hoạt tính sinh vật học mạnh nên nó có khả năng xúc tiến  quá trình thảo luận chất của cơ thể. Muối và kali, vitamin A, vitamin E và những nguyên tố vi lượng như canxi, sắt có trong dưa chuột giúp cho da trở thành nhẵn nhụi và mềm mại khi ngâm chân.

Cách thực hành ngâm chân:

Lấy 1-2 quả dưa chuột, rửa sạch cắt thành từng lát, cho vào máy xay nát. Sau đó cho vào nước ấm ở nhiệt độ 400 C, quấy đều và bỏ 2 chân vào ngâm trong vòng 15 phút.
 Ngâm chân bằng mật ong
Mật ong chứa nhiều nguyên tố vi sinh và vitamin phong phú, nên có khả năng kích thích tuần hoàn máu cho da, xúc tiến  sinh trưởng của tế bào, tăng tuổi thọ, tăng tính đàn hồi và dẻo dai của da, giúp bề mặt da nhẵn hơn. Ngâm chân bằng mật ong cũng có tác dụng sát khuẩn , chống nứt nẻ và hôi chân.

Cách thực hành ngâm chân:
Cho khoảng 50g mật ong vào nước ấm ở nhiệt độ 400 C, quấy đều và cho 2 chân ngâm khoảng 15 phút.

Ngâm chân bằng gừng

Nhiều phụ nữ thường có hiện tượng lạnh tay chân vào mùa đông. Đây có thể là hiện tượng thiếu máu, thể chất lạnh, hư nhược cơ thể, quá trình tuần hoàn máu không tốt. Hơn nữa, da thâm tái, huyết khí không thông là những yếu tố ảnh hưởng đến sắc đẹp phái đẹp. Tuy nhiên, bạn có thể cải thiện điều này bằng ngâm chân với gừng. Tinh dầu trong gừng giúp cải thiện sắc tố da, làm máu lưu thông, cải thiện các chứng bệnh như viêm khớp, gãy xương, đau cơ. Ngoài ra nó giúp bạn ngủ ngon hơn, cầm nôn, làm ấm đường hô hấp và giảm ho. Còn các thể bệnh thuộc chứng nhiệt thì phải dùng những vị thuốc khác mà không nên dùng gừng tươi. Nếu bạn dùng thì phải phối hợp với các dược chất có tác dụng thanh nhiệt.


Cách thực hiện ngâm chân:

Lấy củ gừng, rửa sạch, giã nát hòa với nước ấm ở nhiệt độ 400 C, để tăng thêm hiệu quả cho thêm chút muối và bỏ chân vào ngâm khoảng 20 phút.

Ngâm chân bằng nước lã

Ngâm chân bằng nước lã không chỉ làm cho những huyết mạch   ở chân co lại mạnh mà còn làm cho công năng sinh lý của các cơ quan trong cơ thể ở trạng thái hoạt động tích cực dưới sự điều tiết của các dịch thần kinh . Từ đó mà tăng cường công năng của hệ thống trung khu thần kinh , làm tâm thần đại não hưng phấn hơn, điều hòa các phủ tạng toàn thân, rất hiệu quả phòng ngừa   với một số bệnh như suy nhược thần kinh , đau đầu, mất ngủ. Ngâm chân bằng nước lã còn có thể tăng cường công năng của hệ hô hấp, phòng các bệnh như cảm, viêm amidan, viêm phế quản...


Cách thực hành ngâm chân:
Ngâm chân từ phần dưới mắt cá chân trở xuống với nước ở nhiệt độ 200C trong vòng 10 phút vào mùa thu hoặc mùa đông. Khi ngâm chân bằng nước lã , nhiệt độ của nước phải được từ từ tăng dần theo thời gian . Thường thường lúc đầu từ 200C, sau một thời gian thì tăng lên khoảng 400 C sẽ rất tốt.

Ngâm chân bằng vỏ bưởi
Thông thường, sau khi ăn bưởi chúng ta thường vứt vỏ đi. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học thì tác dụng vỏ bưởi rất nhiều và bạn có thể dùng để ngâm chân. Trong vỏ bưởi chứa nhiều tinh dầu, vitamin A, vitamin C nên khi ngâm chân sẽ giúp da bạn đẹp, tăng cường miễn nhiễm  , giúp tâm thần thư thái .
Cách thực hiện ngâm chân:

Lấy vỏ của 1-2 quả bưởi phơi khô, cho vào bếp nướng khoảng 4 phút, lấy ra để nguội, cắt thành miếng nhỏ và bỏ vào túi vải. Ngâm chiếc túi đó với nước nóng khoảng 10 phút. Sau đó đổ nước vào chậu ngâm chân trong khoảng 20 phút.

Nếu thực hành  ngâm chân thường xuyên, bạn cần nên trang bị một bồn ngâm chân bằng gỗ theo kiểu truyền thống, hoặc bồn ngâm chân massage đương đại  bổ sung thêm nhiều công năng như đèn hồng ngoại,  bồn massage chân, bọt khí …
 
Cách thực hiện ngâm chân:
 Bỏ khoảng 5g cánh hoa cúc đã phơi khô vào ấm, đổ nước vô đun trong khoảng 10 phút. Sau đó pha thêm nước cho nhiệt độ ở khoảng 400 C thì cho hai chân vào ngâm trong khoảng 15 phút.



Cách sử dụng máy massage đúng cách



Massage bằng máy

Thực hiện dựa trên nguyên tắc phát ra xung điện vào các điểm huyệt.
Một số máy có thêm chức năng massage với tia hồng ngoại, làm tăng cảm giác thoải mái do hơi nóng tỏa ra từ tia hồng ngoại qua da, xuống mô dưới tế bào. Hiệu quả của máy massage là dùng độ rung làm thư giãn cơ bắp.
Lời khuyên: Nên bắt đầu ở tần số thấp nhất và tăng từ từ cho đến khi cảm thấy dễ chịu, thư giãn.
Bạn không nên sử dụng thiết bị trực tiếp lên xương hoặc các khớp xương, đầu, phía trước cổ, vùng kín. Ngoài ra, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhà chuyên môn khi quyết định sử dụng máy massage tại nhà nếu đang mang thai hoặc điều trị một số bệnh.
Máy móc chỉ có tác dụng thư giãn trong một thời gian nhất định, không nên sử dụng quá thời gian cho phép hoặc nhiều lần trong một ngày.
Tác dụng phụ: Nếu lạm dụng massage máy, hệ thống cơ bắp sẽ thụ động và nhão ra. Máy chỉ là phương tiện hỗ trợ, nên kết hợp với những bài tập thể dục.
Khi sử dụng, cần lưu ý cài đặt tần số và lựa chọn dòng điện phù hợp với sự nhạy cảm của bạn, nếu không, vùng da massage sẽ dễ bị tổn thương hoặc có cảm giác ngứa. Về lâu dài, máy còn ảnh hưởng đến các khớp xương bên trong.

Massage bằng tay

Chủ yếu dùng sức mạnh của các ngón tay để làm giãn nở các mao mạch, tăng sự lưu thông máu, khắc phục tình  trạng mệt mỏi của thần kinh cơ.  Có nhiều thủ thuật và động tác khác nhau để massage như kỹ thuật xoa, ấn, day, bấm, nắn… trên bề mặt cơ thể, giúp phòng và trị bệnh.

Thuốc cổ truyền trị chảy máu cam

Theo y học cổ truyền (YHCT) cho rằng, chảy máu cam là do những nguyên nhân sau "huyết nhiệt" gây ra "huyết nhiệt sinh phong", tức là cơ thể ở trạng thái nhiệt sẽ làm cho "bức huyết vong hành", tức là gây xuất huyết. mà trong trường hợp này là xuất huyết ở mũi ( Một số trường hợp xuất huyết chỗ khác). Do vậy mà YHCT thường sử dụng các vị thuốc và phương thuốc mang tính lương huyết, chỉ huyết, kèm với bổ huyết để điều trị chứng bệnh này.


                                                                 cây nhọ nồi

Xông hơi

Xông hơi là một phương pháp đơn giản của dân gian có từ lâu đời. Dựa trên hình thức tự điều tiết thân nhiệt bằng cách ra mồ hôi của cơ thể do hệ thần kinh tự động điều khiển. Việc tăng tiết mồ hôi và giãn nở những mạch máu ngoại biên qua xông hơi không những có thể giúp giải cảm, hạ sốt mà còn được vận dụng để làm tiêu thủng tán thấp, hạ cao huyết áp và giải độc cho cơ thể trong nhiều trường hợp khác nhau. Bà con thường dùng cách xông hơi bằng nồi xông. Hơi nước nóng bốc lên từ nồi xông làm giãn nở mạch máu dưới da vừa kích thích lưu thông khí huyết vừa thúc đẩy việc đào thải hàn khí hoặc thấp khí ra khỏi cơ thể theo đường mồ hôi. Do đó xông hơi có thể làm giải cảm hoặc hạ sốt.
Bài thuốc:
-      Bài thuốc trị cảm nóng: bạc hà, cúc tần, lá dâu, hương nhu; cảm lạnh: kinh giới, tía tô, lá gừng vàng, húng chanh.
-      Bài thuốc dùng chung cho cảm hàn, cảm nhiệt: Lá sả, lá bưởi, ngải cứu, bồ bồ, nhân trần, lá khuynh diệp, lá tre, cành lá thanh táo; khối lượng khoảng 500 - 1000 gr.
-      Với các loại cảm mạo mà bệnh nhân không ra mồ hôi thì có thể dùng Lều xông hơi cộng với nồi xông giải cảm chung với công thức gồm: gừng tươi, lá chanh, bưởi, cúc tần, sả, lá tre, lá duối, lá hương nhu, lá tía tô, lá kinh giới...
Công dụng:
Tinh dầu và các chất bay hơi trong thảo dược được kéo theo hơi nước nóng, tác động trực tiếp qua đường thở đến tận phế nang, nhờ quá trình trao đổi chất ở phế nang nó được ngấm vào máu, và sát khuẩn đường hô hấp, qua niêm mạc mắt, mũi, tai, da, thông các ống dẫn mắt, mũi, tai và các xoang, giảm mệt mỏi, ù tai, ngạt mũi, nhức đầu rất hiệu quả.
Dược liệu từ thiên nhiên và cách sử dụng:
Chọn bài thuốc cần dùng, hái ngoài thiên nhiên hay mua ở các tiệm thuốc Y dược cổ truyền dưới dạng lá khô đã được sơ chế. Sau đó đặt tất cả vào nồi, đổ nước sạch ngập lá, đun sôi.
Chọn phòng kín gió, người bệnh trút bỏ quần áo ngoài, chỉ mặc đồ lót mỏng, ngồi trước nồi xông; trùm kín chăn sau đó từ từ mở nắp, hít thở mạnh để tinh chất dầu bay hơi xâm nhập vào phế nang. Thời gian xông khoảng 10 - 15 phút tuỳ theo mức chịu đựng của người bệnh. Tốt nhất, nên để nhiệt độ xông cao hơn nhiệt độ cơ thể từ 7-8oC và không được quá 30 phút.
Sau đó lau mồ hôi bằng khăn sạch, cho bệnh nhân uống một ly nước ấm. Dùng chính nước xông ấy pha với nước lạnh tạo ra nước ấm dùng cho người bệnh lau rửa thân thể, thay quần áo sạch.
Tuỳ theo điều kiện từng nơi, không nhất thiết phải có đủ các loại lá theo bài thuốc; chỉ với vài loại như: lá bưởi, kinh giới và là tre cùng củ gừng tươi là có thể có được một nồi xông khá hợp chuẩn.
Chỉ nên điều trị xông lá trong khoảng từ 1- 2 ngày đầu bị bệnh. Lúc này, khí độc, gió độc đang nằm dưới biểu nên phương pháp xông sẽ có tác dụng mở lối cho khí độc thoát ra ngoài.
Phương pháp xông lá có tác dụng làm người bệnh nhanh khỏi, nhưng không phải lúc nào cũng xông được. Nếu cảm đã bị nhiễm sâu vào trong lúc đó không nên xông mà phải dùng các phương pháp khác.
Những người bị bệnh huyết áp cao, tim mạch, mắc bệnh ngoài da, phụ nữ mang thai, những người hay ra mồ hôi, mất máu nhiều, mới ốm dậy, người cao tuổi, trẻ em không nên sử dụng phương pháp này.
Trong quá trình xông nếu thấy khó thở, tức ngực, choáng váng, bủn rủn,... cần ngừng ngay, trường hợp bị sốc nặng phải đưa tới bệnh viện để cấp cứu.
Chú ý:
          Bạn nên xử dụng Bồn tắm xông hơi đa năng hoặc Lều xông hơi hồng ngoại sẽ giúp ích rất nhiều cho cơ thể bạn
 --- Chúc bạn mạnh khỏe và hạnh phúc ---

Nhn8289

cách xóa template by blogger

cách xóa template by blogger

Gan nhiễm mỡ

Gan bị nhiễm mỡ ăn gì ?
Nấm hương ngô, nhộng ta thì chớ quên
Uống nước: lá chè lá sen
Rau cần giảm mỡ cho gan rất cần
Dùng thêm dầu lạc dầu vừng
Cà chua, cà rốt và cùng dưa gang
Bí đao dưa chuột với măng
Rau muống, cải cúc, cải xanh ăn nhiều


thơ hay cho bài thuốc phải ko mọi người

Quà tặng sức khỏe

Để tâm hồn yên tĩnh
Chấp nhận, số phận mình
Thích nghi với hoàn cảnh
Điều chỉnh hợp lý, tình

Tránh bệnh, năm điều dặn:
Vui quá sẽ hại tim
Sợ quá sẽ hại thận
Tức quá sẽ hại gan
Buồn quá hại phổi bạn
Suy nghĩ quá hại tỳ
Để tâm hồn thanh thản
Xua tan điều đắng cay
Hãy tha thứ, hãy quên lãng
Những mắc mớ xưa nay
Thức ăn cần nhớ hàng ngày
Chống ung thư có hành tây góp phần
Cà chua chống huyết áp tăng
Phòng chống viêm nhiễm lát gừng thật hay
Chống sơ động mạnh:Khoai tây.....
Chống suy dinh dưỡng, thịt hay trứng gà
Một quả chuối chín thôi mà
Phòng chống táo bón cũng là lời khuyên
Hãy nhớ uống nước nhiều thêm
Mỗi ngày lít rưỡi chớ quên điều này
Thực hiện những điều trên đây
Là sức khỏe, là ngày thêm vui.

Hoa bưởi có tác dụng gì?

Hoabưởi không chỉ thơm và đẹp mà nó còn có tác dụng giảm cảm, giải rượu, chữa đau dạ dày, đau đầu do mệt mỏi, giúp thư thái tinh thần…

Những công dụng tuyệt vời bạn không ngờ từ hoa bưởi.
Hoa bưởi 5g, đường phèn một thìa nhỏ (thìa cafe). Đun trong 200ml nước, sau khi sôi 5 P, cho đường vào rồi đun tiếp. Đem uống có tác dụng chữa đau dạ dày, tuần hoàn khí huyết.
Ngoài ra, lá bưởi, hoa bưởi, cùi bưởi cũng có nhiều tác dụng chữa bệnh:
Lá bưởi một nắm (50 -100g),
lá sả một nắm (50 -100g),
lá duối một nắm (50 -100g),
lá  cúc tần một nắm (50 -100g)
cho vào nồi nước đun thật sôi dùng để xông trừ cảm mạo, cho ra mồ hôi và viêm đường hô hấp trên.
Trị ho ở người già:
Dùng 300g cùi bưởi (bỏ lớp vỏ bên ngoài) và
50g phèn chua đun chín
với 500ml nước mỗi ngày uống từ 100ml.

Bên cạnh đó,
dân gian thường dùng hoa bưởi để chưng cất thành tinh dầu làm đẹp, gội đầu, tắm rửa hoặc xông hơi… Nước hoa bưởi còn có tác dụng để dành dùng dần quanh năm cho các món chè, món bánh, món cháo… Ngoài ra, đến mùa hoa bưởi, những người sành ẩm thực không thể bỏ qua món mía ướp hương bưởi hay bột sắn dây ướp hoa bưởi... những món ăn dân dã nhưng rất tinh tế của mọi người. 


Hoa bưởi 12g, chưng với trà uống tiêu được túc thực (thức ăn ứ đọng) nấc, khí trệ, hay rên rỉ và ngáp vặt, bưởi và bạch cấp môi thứ 10g chưng với trà uống có thể làm đẹp. Hoa bưởi và hoa sen mỗi thứ 10g chưng với trà uống có thể khai tâm tỉnh tỳ.


Hoa bưởi 4g, hoa đậu mọt bát, nước gừng nửa thìa, đường phèn một thìa. Hoa bưởi rửa sạch cho vào nồi đung khoảng 10 phút sau đó bỏ bã lấy nước. Cho tiếp nước gừng, đường, hoa đậu vào rồi đun tiếp sau đó lấy ra ăn. Có tác dụng tiêu đờm, thông đại tiện.

Cách làm nước hoa bưởi

Hái từng bông hoa rồi thả vào chậu nước lạnh sau đó rửa nhẹ nhàng cho sạch bụi rồi vớt để ráo hết nước. Lọ dùng để ướp hoa bưởi phải rửa thật sạch, tráng qua nước sôi rồi úp ngược để khô. Khi lọ khô ta tiến hành rải một lớp hoa bưởi phía dưới cùng rồi rải tiếp một lớp đường trắng phía trên, cứ như vậy cho tới khi nào hết hoa thì thôi.


Tỷ lệ giữa đường và hoa bưởi là: 1kg đường/1kg hoa bưởi. Sau khi đã xếp lượt hoa thì ta nắp lọ lại cho kín, sau khoảng 10 ngày trở lên là có thể dùng được. Lâu dần hoa bưởi và đường sẽ tan ra tạo thành nước hoa bưởi. Lọ nước đặc biệt này nên bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tốt nhất là sau 10 ngày để ở nhiệt độ bình thường rồi mới cho vào ngăn mát tủ lạnh.



thần dược có trong cafe

Cà phê là một bài thuốc có nhiều hoạt chất trống ung thư tốt hơn so với rượu vang đỏ, hoa quả và sô cô la.
Từ những năm 1952, nhà sinh học kiêm thầy thuốc người italia prosper d’Alpino đã khẳng định. Cà phê không chỉ giúp ta luôn tỉnh táo thêm hăng hái khi làm việc mà còn làm cơ thể ta hồi sinh.
Đầu thế kỷ thứ 18, y học đã coi cà phê như một loại biệt dược rất hữu hiệu với các bệnh đường ruột. Một kết quả nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy thường xuyên uống cafe không đẫn đến huyết áp cao, mà lại làm giảm thiểu nguy cơ thiếu máu tim.
Mỗi ngày uống từ 2 tới 4 ly nhỏ cà phê sẽ làm giãn nở động mạnh vành và gia tăng lưu thông máu. Polyphenol có trong cà phê sẽ bảo vệ niêm mạc vành khỏi bị chấn thương và làm giảm thiểu viêm nhiễm bên trong mạch máu. Theo kết luận hội hóa học của mỹ cho thấy rằng cà phê là thuốc tốt nhất cho những ai bị dinh dưỡng nghèo vitamin.
Theo Ts. Mỹ James coughlin ĐH tổng hợp Kracow, những người thường xuyên uống cà phê ít có nguy cơ bị ung thư đại tràng và gan, vì cafe không chỉ có polyphenol mà còn có cafein, chết làm vô hiệu hóa các thành phần tự do, nếu có quá nhiều sẽ làm tổn thương DNA. Còn ply – phenol sẽ tiêu diệt các tế bào ung thư, kìm hãm việc phát triển các mao mạch cần thiết cho việc phát triển cách khối u và ngan cản hoạt động cảu các enzim chịu trách nhiệm hình thành các khối u ác tính và di căn.

Cofein có trong cà phê ( Arabia 1,2 %, Robusta 2,4 %). Không phải là ma túy và không gây nghiện như ta vẫn tưởng. Có người sẽ bị say nhưng cơ thể không bị rối loạn chứng năng. Uống quá nhiều thì bị kích thích thái quá, song không kéo dài. Uống cafe vừa phải không nguy hiểm cho cả phụ nữ mang thai

Cần đề phòng loãng xương.
          Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo rằng uống hơn 4 ly cà phê / ngày có thể gây loãng xương vì có cofein thại loại calci khỏi cơ thể. Nhưng ta có thể dễ dàng bổ sung bằng cách vận động thân thể nhiều hơn và uống thêm calci và vitamin D.
 Trợ thủ người mắc hẹn xuyễn.
          Cofein là trợ thủ đắc lực cho người bị hen xuyễn. Người ta thường cho bệnh nhân đang lên cơn khó thở uống cà phê. Uống đề mỗi ngày 2 ly cà phê sẽ giảm cường độ và số lần khó thở. Cofein có tác dụng mở khí quản và giảm thiểu mệt mỏi của cơ hô hấp.
Làm sạch miệng và chống sâu răng.
Tanin có trong cà phê còn có tác dụng làm sạch vòm miệng và răng. Gần đây người ta còn khẳng định tác dụng chống sâu răng của cà phê.
Hạn chế tiểu đường.
ở hà lan. Viện sức khỏe cộng đồng còn kết luận tăng cường uống cafe sẽ làm giảm bệnh tiểu đường. Vì axit chlorogen yếu tố hình thành hương vị đặng trưng của cà phê kích thích gan hấp thụ glucaza và broom có trong cafe thì hạ thấp nồng độ đường máu nên sẽ kìm hãm phát triển của bệnh tiểu đường.

xem thêm một số bài thuốc ở đây
Theo bài thuốc dân gian

7 nguyên nhân chính khiến bạn bị chảy máu mũi

(tại sao chảy máu cam)Vì mũi nằm ở vị trí đặc biệt (giữa khuôn mặt) và có nhiều mạch máu nên rất nhiều người thỉnh thoảng gặp phải tình trạng chảy máu mũi (hay còn gọi là chẩy máu cam). Chảy máu mũi xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.Chảy máu, khô mũi.Thời tiết.. vì máy sưởi ấm
Theo từ điển y tế Medilexicon thì chảy máu cam có nghĩa là "chảy máu mũi". Chảy máu mũi không hẳn là nguyên nhân đe dọa tính mạng của bạn. Tiến sĩ Ashim Desai, bác sĩ phẫu thuật tai mũi họng của Ấn Độ cho rằng, những lý do khác nhau có thể gây ra chảy máu mũi bao gồm: sau chấn thương, dị ứng, nhiễm trùng hoặc bất kỳ lý do nào khác.
Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng chảy máu cam:

1. Viêm mũi dị ứng:
Do phản ứng của cơ thể khi bị dị ứng mà các mô dọc theo mũi bị sưng lên. Lúc này, các mao mạch giãn ra và đôi khi bị vỡ gây chảy máu. Máu có thể chảy ra thành những vệt nhỏ bất cứ khi nào bạn xì mũi hoặc hắt hơi.
Bạn nên đi kiểm tra nguy cơ dị ứng của mình để biết mình có thể bị dị ứng với những điều gì để có biện pháp phòng ngừa thích hợp, ví dụ như uống thuốc chống dị ứng hoặc chống sung huyết.


2. Khí hậu khô khắc nghiệt:
Điều này thường gặp ở những bệnh nhân có độ lệch vách ngăn vì luồng không khí khi "đi" qua một diện tích hẹp trong mũi sẽ nhanh hơn và làm cho mũi khô hơn. Điều này gây ra sự kích thích, tiếp theo là hắt hơi và làm chảy máu mũi.

3. Thường xuyên hắt hơi:
Hắt hơi nhiều cũng là nguyên nhân gây loét các lớp lót của vách ngăn (phân vùng trung tâm giữa hai lỗ mũi) và điều này dễ gây chảy máu.
Trẻ em bị chảy máu mũi thường là do các mạch máu trên mặt trước của vách ngăn mũi bị vỡ, loét mà nguyên nhân chủ yếu là do cảm lạnh hoặc hắt hơi. Điều này có thể được kiểm soát được bằng cách giúp trẻ hạn chế hắt hơi nhờ giữ cho mũi không bị khô (có thể bôi trơn cho mũi bằng các loại dầu như dầu dừa hoặc dầu ôliu).

4. Ngoáy mũi:
Ngoáy mũi là một việc làm tưởng không có hại gì nhưng thực tế lại có thể làm rụng lông mũi, tổn thương niêm mạc, vỡ mạch máu và gây chảy máu. Ngoài ra, ngoáy mũi nhiều cũng dễ làm nhiễm khuẩn mũi. Thói quen ngoáy mũi nên từ bỏ vì có thể sẽ làm suy yếu chức năng bảo vệ khoang mũi, gây chảy máu mũi nhiều hơn.

5. Nhiễm trùng xoang hoặc có khối u:
Ở người lớn, trường hợp chảy máu mũi mà máu có màu đậm hoặc mùi hôi thì rất có thể đó là biểu hiện một nhiễm trùng xoang hoặc khối u trong mũi. Nếu có dấu hiệu này, người bệnh cần đi kiểm tra bằng cách nội soi và chụp CT.
Nhiễm trùng xoang hoặc khối u trong mũi nếu không được điều trị có thể dẫn đến ung thư mũi xoang. Ung thư mũi xoang có thể xuất hiện các dấu hiệu như: nghẹt mũi liên tục, đặc biệt là ở một bên; đau ở trán, mũi, má hoặc xung quanh mắt hoặc tai; chảy dịch qua cửa mũi sau xuống họng; chảy máu cam thường xuyên và liên tục; mất cảm giác về mùi hoặc hương vị; đau hoặc tê ở mặt hoặc răng; sưng nề vùng mặt, vòm miệng, mũi hoặc cổ; chảy nước mắt; khó mở miệng; tái phát nhiễm khuẩn tai; khó khăn trong việc nghe...

6. Tăng huyết áp:
Tăng huyết áp là nguyên nhân thường xuyên chảy máu cam ở người lớn tuổi. Khi huyết áp tăng dẫn đến áp lực thành mạch tăng, có thể nứt vỡ thành mạch, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như chảy máu mũi, xuất huyết não, suy tim, bóc tách thành động mạch chủ, xuất huyết đáy mắt gây mù vĩnh viễn…

7. Thay đổi sinh lý:
Trường hợp thay đổi sinh lý dẫn đến chảy máu mũi thường gặp ở phụ nữ mang thai, nhất là những người bị cao huyết áp khi mang thai. Trong trường hợp này, thai phụ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ sản khoa để biết cách đối phó và trị bệnh.
Nếu mũi thường xuyên bị chảy máu do những nguyên nhân thông thường như kích thích, dị ứng... thì tốt nhất nên khắc phục và hạn chế tình trạng này bằng cách:

- Tránh các chất độc hại hoặc các chất kích thích tác động vào mũi.
- Sử dụng khẩu trang sạch khi ra đường.
- Tránh ngoáy mũi bất kỳ vì lý do gì
- Rửa mặt bằng nước lạnh và massage làm sạch mũi để cải thiện lưu thông mũi.
- Không cắt hết lông mũi để đảm bảo chức năng bảo vệ khoang mũi.

- Xì mũi đúng cách.