5 loại thảo dược có tác dụng chữa bệnh

Không chỉ giúp món của gia đình bạn thêm thơm ngon tròn vị, hạt thì là rất giàu chất chống oxy hóa
Tuy có nguồn gốc và lịch sử dùng trong y học bắt nguồn từ Ấn Độ nhưng những thảo dược có tác dụng chữa bệnh này lại rất gần gũi với người Việt.





1. Lá cà ri
Loại là này được dùng nhiều trong các món ngon truyền thống của Ấn Độ đặc biệt là món cà ri vốn đã trứ danh. Lá cà ri còn được coi là một loại thảo dược có tác dụng chữa bệnh, có khả năng hỗ trợ hệ tiêu hóa, giảm chứng trào ngược dạ dày. Nhiều bài thuốc cổ của người Ấn còn dùng rễ cây cà ri để hỗ trợ trị sỏi thận.
Lá cà ri còn được coi là một loại thảo dược có tác dụng chữa bệnh
Trong 100 gram lá cà ri với có chứa tới 50-60mg sắt. Do đó, nó còn là loại thảo dược rất tốt cho người bị thiếu máu.
Phụ nữ mang thai nếu bị buồn nôn, hãy trộn một muỗng cà phê nước ép từ lá cà ri với một muỗng cà phê mật ong cùng nửa muỗng cà phê nước cốt chanh sẽ giúp kiểm soát cơn buồn nôn.

2. Hạt tiêu đen
Trong nhiều món ăn của người Việt đều ít nhiều có sự xuất hiện của hạt tiêu nhưng ít ai biết rằng hạt tiêu đen là một dược liệu quý. Từ lâu, người Ấn Độ đã dùng hạt tiêu đen để giảm các cơn đau như đau đầu, đau khớp, nhức mỏi, đau răng.
Thao duoc chua benh, thao duoc co tac dung chua benh, thao duoc tang suc de khang, la nguyet que, bai thuoc dan gian, suc khoe, bao
Người Ấn Độ đã dùng hạt tiêu đen để giảm các cơn đau như đau đầu, đau khớp
Với một liều lượng thích hợp kết hợp với một vài loại thảo dược có tác dụng chữa bệnh khác, hạt tiêu đen còn có thể chữa chứng thổ tả, ngăn ngừa bệnh tim mạch và bảo vệ hệ tiêu hóa. Hạt tiêu đen còn rất công dụng đối với thận, đồng thời là chất kích thích tình dục và điều hòa kinh nguyệt.

3. Nghệ
Một trong những loại thảo dược quý của Ấn Độ từ lâu đã được người Việt tin dùng chính là nghệ. Bất kể là nghệ đen hay nghệ vàng đều chứa một hàm lượng cao chất cucumin -  tốt cho dạ dày, ruột, gan, mật, lọc máu, làm sạch máu, điều trị vết thương…
Ngày nay, có rất nhiều nghiên cứu khoa học từ Đông đến Tây đều ca ngợi các thành phần quý giá của nghệ. Công năng chính của nghệ là phòng chống ung thư, thậm chí, ngày càng có nhiều bác sĩ cho bệnh nhân ung thư dùng nghệ với mật ong như một loại thực phẩm chức năng giúp tăng hiệu quả của liệu trình trị bệnh. Nghệ còn có nhiều công dụng làm đẹp như trắng da, làm mờ sẹo và giúp chữa đau dạ dày.

4. Hạt thì là
Không chỉ giúp món của gia đình bạn thêm thơm ngon tròn vị mà loại hạt này còn rất giàu các chất chống oxy hóa. Hạt thì là còn là một nguồn cung cấp folate, fiber, vitamin C, và potassium cho cả gia đình bạn.
Không chỉ giúp món của gia đình bạn thêm thơm ngon tròn vị, hạt thì là rất giàu chất chống oxy hóa
Nhờ các thành phần vừa nêu trên mà hạt thì là đóng vai trò quan trọng trong việc tăng sức đề kháng, thanh lọc cơ thể và chống lão hóa.

5. Lá nguyệt quế
Lá nguyệt quế là một loại thảo dược quý mà không phải ai cũng hiểu rõ thành phần cũng như công dụng. Loại lá này chứa nhiều hợp chất được biết đến với tên khoa học là parthenolides. Hợp chất parthenolides giúp giảm các cơn đau nửa đầu rất hữu hiệu, đó cũng là lý do vì sao phụ nữ Ấn Độ rất hay dùng loại lá này để chữa đau đầu.

Ngoài ra, lá nguyệt quế còn chứa eunogel, một chất có khả năng kháng viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ nên rất tốt cho cơ thể.

Cách chữa chảy máu cam


Khi máu mũi bị chảy ra chỉ vì bị động nhẹ, kèm theo là miệng khô, mũi ráo, hay ho nhức đầu hoặc vì thời tiết ẩm thấp (hanh, khô) chúng ta có thể chữa bằng nhiều bài thuốc đơn giản, dễ kiếm để cầm. Chảy máu cam không phải là một bệnh nghiêm trọng, nhưng chúng ta cũng cần biết cách về phòng và chữa bệnh này.

Việc đầu tiên phải làm khi gặp trường hợp chảy máu cam là cho người đó nằm và gối cao đầu, kẹp lỗ mũi khoảng 5-10 phút, sau đó dùng bông hoặc gạc hút nước thấm và lấy hết máu cục ở lỗ mũi.
Có 2 cách để chữa bệnh này: Chữa bằng thuốc Tây y và chữa bằng thuốc Đông y.
Bài thuốc chữa bệnh theo cách chữa của Đông y
- Trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian, ngó sen được dùng với tên thuốc là liên ngẫu, có vị ngọt, hơi sít do chất nhựa, tính mát bình, không độc. Dược liệu để sống thì hàn, nấu chín thì ôn, có tác dụng cầm máu là chủ yếu, bổ huyết và điều kinh.
Ngó sen là thân rễ thắt khúc từng đoạn của cây sen, mọc ngập trong bùn ở ao, đầm, hồ, có đường kính 3-5 cm, mặt ngoài màu vàng nâu nhạt, mặt cắt có những khoang trống xếp theo hình nan hoa. Ngó sen chứa đến 70% tinh bột và nhiều chất khác.
Để chữa chảy máu cam, lấy ngó sen 30g (có thể dùng riêng hoặc phối hợp với lá hẹ, lượng bằng nhau) để tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước nhỏ vào lỗ mũi, máu sẽ cầm ngay.
Cach chua chay mau cam
Ảnh: Minh hoạ

- Lấy lá trắc bách diệp 100g, sao đen, cho vào ấm sắc (đổ 150ml nước, sắc còn 50ml), lọc bỏ bã lấy nước. Ngoài ra lấy một củ tỏi giã nát đắp vào huyệt dũng tuyền lấy gạc băng lại. Đắp tỏi trước khi uống nước trắc bách diệp.

- Lấy một nắm lá cây nhọ nồi, hoặc hai chiếc lá sen non, rửa bằng nước muối cho sạch, rang với một ít muội trôn nồi. Cho cả hai thứ vào một cái cối đã rửa sạch. Giã thật nhỏ, rửa sạch tay, vắt lấy nước cốt gạn trong để uống. Khi uống nên hòa vào một thìa nhỏ đường đỏ đánh tan.

- Lấy vài ngọn bạc hà vò nát vắt nước nhỏ vài giọt vào lỗ mũi. Hoặc lấy 10g hạt nhãn, gọt hết phần vỏ đen quanh hạt nhãn, sấy khô, tán bột. Lấy tăm bông chấm bột hạt nhãn rắc vào lỗ mũi.

Ngoài ra, có thể cho uống bột sắn dây pha đường và chanh, hay dùng 15g táo tàu ninh với móng giò (1 chiếc) mỗi ngày ăn một lần (ăn cả nước và cái).


Chữa bằng thuốc Tây Y


Nếu chữa bằng những cách trên mà vẫn thấy chảy máu, nên đưa con đi khám. Bác sĩ sẽ dùng gạc hút nước thấm một trong những dung dịch dưới đây vào niêm mạc mũi nghi chảy máu:
Dung dịch oxymetazolin: Lọ thuốc nhỏ giọt 0,025-0,05%. Thuốc có tác dụng co mạch tại chỗ, dùng trong các trường hợp viêm cương tụ mũi, viêm xoang, viêm mũi dị ứng, chấn thương, chảy máu cam.
Không dùng cho trẻ dưới 6 tuổi, glaucoma góc đóng, tăng huyết áp, suy tim, tiểu đường, bí đái. Tác dụng phụ có thể gặp là hắt hơi, rát tại chỗ, khô miệng họng. Thuốc chỉ dùng ngắn ngày. Nếu dùng dài ngày sẽ gây đau đầu, mất ngủ, hồi hộp, kích thích.
Dung dịch phenylephrin 2,5-5%: Thuốc có tác dụng co mạch nhỏ, chống chảy máu trong các trường hợp phẫu thuật nhỏ, chảy máu cam. Chống chỉ định trong các trường hợp glôcôm, tăng huyết áp, suy tim, tiểu đường, bí đái, xơ cứng động mạch, trẻ dưới 6 tuổi. Chỉ dùng thuốc ngắn ngày. Đặc biệt không được dùng cùng lúc với các thuốc trị tăng huyết áp, thuốc ức chế aminooxydase, các amin cường giao cảm khác, trước khi gây mê bằng halogen.
Sau khi đặt thuốc ngừng chảy máu, cần đắp chất dầu đông hoặc nhỏ mũi dung dịch natri chlorid 0,9% để giữ cho mũi luôn luôn được ẩm. Đặc biệt, dặn trẻ không được cạy mũi hoặc xì mũi mạnh, nhất là khi mới đỡ chảy máu.
Bài thuốc phòng bệnh

Ðể phòng chảy máu cam, có thể dùng bài thuốc sau: thục địa 32g, sơn thù 12g, hoài sơn 12g, đan bì 12g, phục linh 12g, trạch tả 12g. Tất cả tán bột mịn làm hoàn với mật, mỗi viên hoàn 5g; ngày uống 3 lần mỗi lần một viên.


Lưu ý:Nếu thường xuyên có chứng chảy máu mũi, đã cho dùng cách trên mà vẫn không thấy cầm máu, và chân răng cũng bị chảy máu ròng ròng, hoặc khi chỉ có vết thương nhỏ mà vẫn cứ ra máu lâu không cầm được, cần phải đi khám bệnh ngay.

Đoàn Huệ (tổng hợp)

Phương Pháp

Thảo dược trị đau dạ dày

1. Khôi nhung

2. Khổ sâm cho lá

Cách dùng, liều lượng:

 Ngày dùng 10 - 20g, dạng thuốc bột hay thuốc sắc.

Phân bố :

Cây mọc hoang và được trồng ở khắp nơi, trong các vườn gia đình hoặc vườn thuốc, chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam.

Công dụng:

Khổ sâm được dùng trị nhọt, sang lở, chốc đầu (sắc uống và dùng ngoài), đau bụng khó tiêu, lỵ, viêm loét dạ dày, tá tràng. đọc tiếp

3. Chè dây

Công dụng:

Theo y học cổ truyền, chè dây vị ngọt tính mát, có công dụng thanh thử nhiệt, tiêu việm, giải độc, thường được dùng để chữa các

chứng bệnh như vị thống, mụn nhọt, nhũ ung, tê thấp... Nghiên cứu hiện đại của các nhà khoa học Trung Quốc trên lâm sàng

cho thấy, chè dây có khả năng trị liệu các bệnh như cốt tuỷ viêm, viêm hạch cấp tính, viêm tuyến vú cấp tính, nhiễm khuẩn ngoại

khoa, viêm họng và Amiđan cấp tính, viêm mủ tai giữa, viêm khí phế quản cấp tính, viêm thận cấp tính, thấp khớp giai đoạn tiến

triển, viêm cơ, viêm răng lợi, mụn nhọt, đinh độc, eczema, nhiễm trùng vết thương.

Trên cơ sở thừa kế kinh nghiệm của đồng bào dân tộc, các nhà khoa học nước ta đã đi sâu khảo sát, nghiên cứu đầy đủ về

chè dây trong điều kiện bệnh lý viêm loét dạ dày-hành tá tràng.

Cách dùng, liều lượng:

 Ngày dùng 10 - 20g, dạng thuốc bột hay thuốc sắc.

3. Nghệ vàng, nghệ đen

Công dụng:

Theo y học cổ truyền, nghệ đen có vị cay, đắng, tính ôn, không đọc, đi vào kinh can, có tác dụng phá huyết, thông kinh, hành khí,

điêu tích, hóa thực.Thường dùng để chữa các chứng tích huyết, bế kinh, nhiều huyết khối, ăn không tiêu, đầy hơi. Nghệ đen còn

giúp tăng cường sự bài tiết mật, tăng trương lực ống tiêu hóa, kích thích tiêu hóa, kháng khuẩn.

Dùng bột nghệ trộn với mật ong, để chữa đau dạ dày, là phương pháp sử dụng thuốc theo kiểu công bổ kiêm thi rất hay. Kết quả

nghiên cứu dược lý và lâm sàng cho thấy, hoạt chất chứa trong nghệ có tác dụng tăng tiết mật, hỗ trợ tiêu hóa mà không dẫn tới

tăng tiết dịch vị dạ dày. Khi bị viêm loét dạ dày tá tràng, dùng nghệ tươi hay nghệ khô tán bột tác dụng đều tốt. Nghệ đen và nghệ vàng

có thành phần gần giống nhau, do đó sử dụng nghệ đen hay nghệ vàng đều có tác dụng. Trường hợp viêm loét dạ dày, với triệu chứng

đau là chủ yếu, chỉ cần nghệ vàng. Trường hợp đau kèm theo đầy trướng, trong bụng có khối tích... thì tốt nhất

theo miền tây bắc

Chứng rụng tóc, nguyên nhân và cách khắc phục

Đầu chúng ta có từ 100.000 - 150.000 sợi tóc, mỗi ngày tóc rụng khoảng từ 50 - 100 sợi. Nếu bị rụng tóc nhiều hơn mức trên thì mới bị coi là có chứng bệnh rụng tóc. Nếu tóc rụng nhiều hơn mức bình thường thì có thể cháu đang bị hói đầu - một căn bệnh mà nam giới mắc khá nhiều.

Rụng tóc ở nam giới bắt đầu xuất hiện khi họ bước vào độ tuổi 30. Nếu không chú ý phòng tránh và bảo vệ thì hiện tượng này có thể dẫn đến tình trạng hói đầu khi họ bước vào tuổi ngũ tuần. Nguyên nhân tóc “rời” khỏi đầu có thể là do di truyền (chiếm 95%), do stress, thừa chất hóa học có tên gọi là dihydrotstosteron hoặc DHT, những chất này khiến nang tóc ngày càng trở nên thưa hơn. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như: thiếu chất sắt trong máu, lây nhiễm nấm, bệnh tiểu đường, bệnh lupus, một số loại thuốc (thuốc chống suy nhược, thuốc có chứa quá nhiều vitamin A, thuốc chữa bệnh gut). Ngoài yếu tố di truyền, để phòng tránh sự rụng tóc có thể dẫn đến tình trạng hói đầu, cháu nên hạn chế hút thuốc lá, đội mũ khi đi nắng, ăn uống đầy đủ cân bằng vitamin và khoáng chất, nhiều quả và rau sẽ giúp mái tóc bóng khỏe, uống nhiều nước, cân bằng cuộc sống, tập thể dục thể thao thường xuyên, tránh những thói quen không tốt cho tóc như gãi đầu quá mạnh khi gội đầu, sấy tóc ở nhiệt độ cao, đi ngủ khi tóc ướt... Dùng sản phẩm bôi kích thích nang lông phục hồi, bảo vệ vùng da bị hói, phương pháp phẫu thuật cấy tóc, chuyển vạt...

Dược thiện trị viêm thanh quản (Cây cát cánh)

Viêm thanh quản theo các y thư cổ tức là chứng khản tiếng hay mất tiếng được gọi chung là “hầu âm”. Bệnh phát nhanh, mất tiếng đột ngột (cấp tính) gọi là “bạo âm”, còn bệnh kéo dài lâu ngày (mạn tính) gọi là “cửu âm”. Ngày nay, Đông y cũng gọi khản tiếng là “thanh á”, còn mất tiếng gọi là “thất âm”.
Mất tiếng có liên quan mật thiết tới chức năng của hai tạng phế và thận. Đông y cho rằng, phế chủ khí, là động lực tạo ra âm thanh; thận chủ nạp khí (giúp thở sâu) và là nguồn gốc của âm thanh. Mất tiếng mới phát thuộc “thực chứng”, liên quan chủ yếu tới tạng phế; thường do ngoại cảm phong hàn hay phong nhiệt, hoặc đàm trọc úng trệ, gây bế tắc thanh khiếu, làm cho chức năng tuyên phát và túc giáng của tạng phế bị rối loạn, mà gây nên bệnh. Còn mất tiếng lâu ngày thuộc “hư chứng”, liên quan đến cả hai tạng phế và thận; thường do tinh khí bị thương tổn, phần âm của hai tạng phế và thận bị suy yếu, khiến “hư hỏa” thiêu đốt cơ quan phát âm, mà dẫn tới hiện tượng tiếng nói bị khản hoặc hoàn toàn không thể phát ra âm thanh. Do vậy, khi bị mất tiếng có thể căn cứ vào từng chứng trạng biểu hiện để chọn lựa thức ăn, vị thuốc dùng cho phù hợp.
Dược thiện trị viêm thanh quản 1
Cát cánh
Đối với thực chứng gồm 5 thể:
Thể ngoại cảm phong hàn: Biểu hiện cảm lạnh, người mát, mũi nghẹt hoặc chảy mũi nước trong, giọng khàn hoặc nói không ra tiếng, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù hoãn. Bài thuốc: quế chi 12g, sinh khương 12g, thêm kinh giới để ôn thông phế khí, bạch thược 24g, cam thảo 4g, đại táo 12g, đường phèn 80g. Sắc ngày 1 thang, chia 2 - 3 lần, uống sau ăn 30 phút.
Thể phế nhiệt: Giọng khàn hoặc nói không ra tiếng, miệng khát, họng đau, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch phù sác. Bài thuốc: cát cánh 12g, cam thảo 6g, kinh giới 12g, thuyền thoái 6g, tiền hồ 12g, tang diệp 12g. Ngày 1 thang, chia 2 - 3 lần, uống sau ăn 30 phút.
Thể đờm nhiệt: Nói khó, tiếng nặng, đờm nhiều vàng, miệng đắng, họng khô, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch hoạt sác. Bài thuốc: cát cánh 12g, tiền hồ 12g, tang bì 12g, tri mẫu 8g, hoàng cầm 10g, chi tử 10g, ngưu bàng 10g, thuyền thoái 6g, bối mẫu 10g, cam thảo 6g, qua lâu 10g, hạnh nhân 8g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần, uống sau ăn 30 phút.
Thể đờm uất ngưng lấp: Tiếng nói nặng, nghe không rõ, ngực đầy, ho ra nhiều đờm, cơ thể mập, người mỏi mệt, tay chân không có sức, rêu lưỡi vàng bệu, mạch hoạt. Bài thuốc: hoàng cầm 10g, chi tử 10g, tiền hồ 10g, bối mẫu 8g, cát cánh 12g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần, uống sau ăn 30 phút.
Thể phong tà uất bế: Đột nhiên âm thanh bị xáo trộn, khó nói ra tiếng kèm họng hơi đau, ngứa, nuốt khó, ho, ngực khó chịu, mũi nghẹt, sổ mũi, sốt, sợ lạnh, đầu đau, lưỡi đỏ, rêu lưỡi nhạt, mạch phù. Bài thuốc: ma hoàng 12g, hạnh nhân 8g, cam thảo 6g, cát cánh 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần, uống sau khi ăn 30 phút.
Đối với hư chứng gồm 3 thể:
Thể phế âm hư: Giọng nói khàn, miệng khô, họng đau, ho khan không có đờm, chất lưỡi đỏ, khô, mạch nhỏ sác. Bài thuốc: tang diệp 6 - 12g, hồ ma nhân 4g, mạch môn đông 20g, thạch cao 12g, a giao 4 - 12g, tỳ bà diệp 6 - 12g, hạnh nhân 3 - 4g, nhân sâm 5g, cam thảo 4g. Sắc uống sau ăn 30 phút, ngày 1 thang, chia 3 lần.
Thể thận âm hư: Họng khô, giọng khàn, nói không ra tiếng, bứt rứt khó ngủ, lưng gối nhức mỏi, lòng bàn chân tay nóng, nặng có thể kèm ù tai, hoa mắt, lưỡi thon đỏ, mạch tế, sác, nhược. Bài thuốc: sinh địa 16g, đơn bì 12g, trạch tả 12g, mạch môn 12g, ngũ vị tử 10g, phục linh 12g, hoài sơn 6g, sơn thù 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Chia 3 lần uống sau khi ăn 30 phút.
Thể uất nộ khí nghịch: Bình thường vốn uất ức hoặc thường giận dữ, khí uất không giải, đột nhiên mất tiếng, ngực và hông sườn đầy trướng hoặc nhẹ thì vú căng, mạch huyền. Bài thuốc: tử tô 12g, ô dược 12g, trần bì 12g, bạch thược 12g, sinh khương 8g, đại táo 5 quả, cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần uống sau khi ăn 30 phút.

Những cây thuốc phổ biến được trồng trong vườn nhà bạn

Ngay từ xa xưa, thuốc Nam đã gắn liền với cuộc sống của các gia đình người dân Việt Nam. Hiện nay, phong trào trồng và sử dụng cây thuốc Nam không còn bó hẹp trong phạm vi 35 cây để chữa 7 bệnh và chứng như trước, mà đã có sự kết hợp hài hòa giữa việc trồng cây thuốc Nam với các cây rau ăn như tía tô, hành, hẹ, kinh giới, sả, bạc hà, diếp cá... hoặc các cây ăn quả như hồng xiêm, táo, đào, mơ, cam, chanh, quýt, bưởi... Nghĩa là nâng cao được giá trị chữa bệnh với giá trị kinh tế của cây thuốc Nam.
Hương nhu, hoắc hương, xương sông, húng chanh, mơ tam thể... là những loại cây rất hay có mặt trong vườn nhà, trong vườn thuốc Nam của trạm y tế xã... và những cây thuốc mang tính đặc thù của từng địa phương như cây bưởi bung, bọ mắm, cóc mẳn, lá hen, cà gai leo... hay được bà con ta sử dụng làm thuốc. Nhiều bệnh thông thường như cảm mạo, viêm họng, tiêu chảy, đái dắt... nếu được điều trị sớm bằng cây thuốc Nam thì ít có cơ hội để trở thành mạn tính. Có thể nói trong xu thế xã hội hóa về YHCT, thuốc Nam đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho các tầng lớp dân cư ở cộng đồng.

Các loại thảo dược trị bệnh gan, mật

Hiện nay, các bệnh về gan, mật đang có nguy cơ tăng cao do thói quen ăn uống và sinh hoạt không hợp lý của nhiều người, đặc biệt là nam giới. Chữa trị bệnh gan, mật bằng thảo dược đang trở thành bài thuốc hay được sử dụng trong đời sống tại nhiều gia đình.

Nhân trần:
Được sử dụng phần trên mặt đất của cây, Adenosma caeruleum R.Br, cây có vị hơi đắng, mùi thơm dễ chịu do chứa tinh dầu.
Theo Đông y, nhân trần có tác dụng thanh lợi thấp nhiệt, thoái hoàng, lợi mật, giải độc. Dùng trị viêm gan hoàng đản, viêm gan vàng da, vàng mắt thể dương hoàng, tức thể viêm gan cấp tính, hoặc âm hoàng tức thể viêm gan mạn tính kể cả viêm gan do virus B.
Liều dùng, ngày 12 - 16g, sắc uống hoặc hãm. Để tăng hiệu quả trị liệu, có thể phối hợp với các loại thảo dược khác nhân trần 20g, chi tử 12g, đại hoàng 4g, sắc uống, ngày một thang, uống liền 3 - 4 tuần.
Nhân trần tía, còn gọi là nhân trần Tây Ninh, nhân trần tía cũng có vị đắng, mùi thơm do chứa tinh dầu, song hàm lượng thấp hơn, có công năng lợi gan, mật, cũng dùng để trị các bệnh về gan, mật như nhân trần.

Bồ bồ:
Là thân lá của cây bồ bồ hay còn gọi là nhân trần bồ bồ. Có tác dụng gây tăng tiết mật rõ rệt, nhất là dạng cao cồn; trị viêm gan, vàng da. Ngoài ra, bồ bồ còn dùng trị cảm mạo phong nhiệt, hoặc viêm ruột với liều 8 - 12g, sắc uống hoặc hãm.

Diệp hạ châu:
Lưu ý: Diệp hạ châu không dùng cho phụ nữ có thai.
Dân gian thường gọi là cây chó đẻ răng cưa. Diệp hạ châu mọc hoang hoặc được trồng ở nhiều nơi trong nước ta. Theo Đông y, diệp hạ châu có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, quy vào kinh can, phế, có công năng tiêu độc, lợi mật, hoạt huyết. Diệp hạ châu được dùng điều trị viêm gan hoàng đản, viêm họng, mụn nhọt, viêm da thần kinh, viêm thận, phù thũng, sỏi tiết niệu. Liều lượng, ngày 8 - 20g, sắc uống.
Diệp hạ châu đắng, còn gọi là chó đẻ răng cưa thân xanh. Theo Đông y, diệp hạ châu đắng vị đắng, tính mát, quy kinh phế thận, có công năng tiêu độc, sát khuẩn, tán ứ, thông huyết, lợi tiểu, lợi mật, ức chế virus gây viêm gan B, điều hòa huyết áp, được dùng trị viêm gan, mật, bí tiểu, tắc tia sữa, mụn nhọt, bế kinh... Liều dùng 8 - 16g, sắc uống, dùng ngoài, cây tươi giã nát đắp vào vết thương lở loét hoặc vết cắn của côn trùng.

Actiso:
Các bộ phận lá, hoa và rễ của actiso được dùng làm thuốc. Lá actisô chứa các acid hữu cơ, các hợp chất flavonoid... Hoa actiso chứa nhiều taraxasterol và faradiol, là những chất có tác dụng ức chế viêm khá mạnh. Cao actiso có tác dụng bảo vệ gan, tác dụng lợi mật tốt, hoạt tính chống ôxy hóa cao; còn có tác dụng hạ cholesterol và urê huyết. Được dùng trị viêm gan, viêm túi mật hoặc chức năng của gan mật kém, sỏi mật.

Nghệ:
Củ nghệ có chứa nhiều phellandren, borneol..., curcumin 1,5 - 2%. Gây co bóp túi mật và tác dụng giảm cholesterol trong máu, chống viêm, giảm đau. Dùng nghệ, đặc biệt là curcumin để trị viêm gan vàng da hoặc trường hợp dịch mật bài tiết khó khăn.
Ngoài ra còn nhiều vị thuốc khác có tác dụng tốt cho gan, mật, như chi tử (Fructus Gardeniae) có tác dụng tăng bài tiết dịch mật.
Ngũ vị tử: tăng tác dụng chống ôxy hóa, bảo vệ và tái tạo tế bào gan, khi gan bị viêm nhiễm.

Cà gai leo: trị các trường hợp gan đã bị xơ hóa; cúc gai hay còn gọi là kế sữa, với thành phần silymarin có tác dụng ức chế virus viêm gan C, chống ôxy hóa, giúp tế bào gan tránh khỏi bị hủy hoại do viêm gan.

Bài thuốc nam chữa viêm xoang


Bệnh viêm đa xoang rất hiếm khi gây tử vong, nhưng nó lại khiến người bệnh lúc nào cũng trong tình trạng nhức đầu, ngạt mũi, khó thở, sụt sịt hơi thở ra mùi hôi.
Bệnh viêm đa xoang, một loại bệnh rất thường gặp ở mọi lứa tuổi, nhất là ở phụ nữ. Sau một đợt cảm cúm, hắt hơi sổ mũi hoặc viêm nhiễm đường hô hấp trên, dị ứng phấn hoa, hít phải khói thuốc lá ở những nơi không khí ngột ngạt... có thể bị viêm xoang sàng, xoang trán, xoang hàm hoặc xoang bướm. Tất cả các xoang là những hốc rỗng nằm trong khối xương mặt. Có nhiều phương pháp điều trị, ở đây đề cập về bài thuốc nam, từ các loại cây cỏ quanh ta, rất dễ tìm.
Bài thuốc
Với viêm xoang, theo phác đồ điều trị y học cổ truyền dân tộc, có những bài thuốc nam tác dụng rất hay, đem lại kết quả khác nhau. Tuy nhiên, bệnh này cũng hay tái phát - việc tái phát nhanh, chậm tùy thuộc vào cơ địa của người bệnh.

Trước đây, sau một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu về thuốc nam, bác sĩ - đại tá Nguyễn Văn Bôn, Chủ nhiệm khoa Đông y (BV Quân y 13, Quân khu 5, tỉnh Bình Định) đã có bài thuốc dùng đạt kết quả trên nhiều bệnh nhân viêm đa xoang, hoặc viêm một xoang.

Bài thuốc nam gồm có 17 vị sau đây: bồ công anh, kim ngân hoa, ké đầu ngựa, hạ khổ thảo, thạch hộc, tân di, cát cánh, phòng phong, bạch cương tàm, tan bạch bì, đại táo, huyền sâm (mỗi thứ 12 gr), sinh địa 10 gr, kinh giới, bạch chỉ (mỗi thứ 8 gr), cam thảo 6 gr, huyền thoác 5 gr. Cách sắc (nấu) như sau: cho các vị thuốc vào nồi (hay ấm sắc thuốc) cùng một lít nước, nấu còn lại 200 ml, dùng hết trong ngày. Trong khi uống thuốc trên phải kiêng khem các thứ như: thịt gà, vịt, cá nục, cá ngừ, mắm tôm, các chất tanh, rượu, bia, thuốc lá...

Mật ong với nghệ


Đặc sản tây bắc: Những công dụng tuyệt vời của nghệ và mật ong.
Từ rất lâu trong dân dian đã phổ biến rộng rãi bài thuốc về sự kết hợp giữa bột nghệ và mật ong sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị bệnh viêm loét dạ dầy. trong y học đông tây và ngày nay trên thế giới cũng thừa nhật giá trị của bài thuốc ấy là có thật. đã có rất nhiều bài viết trên các diễn đàn khoa học về việc phân tích về dược tính của nghệ và mật ong nên chúng ta đã có dủ an tâm để sử dụng công dụng của hai sản phẩm này. Tuy nhiên, bột nghệ và mật ong không chỉ có hiệu quả trong việc trị bệnh loét dạ dầy, mà  “bài thuốc” này còn có công dụng hết sức hữu ích để chữa lành một số chứng bệnh khác nữa, điển hình là: lở loét trong miệng, các trứng viêm họng táo bón lâu ngày mà bản than người viết đã từng có kinh nghiệm sử dụng, đồng thời hướng dẫn cho người bệnh uống, nó luôn mang lại sự hài long. Thuốc chỉ một loại, khác nhau về cách uống, liều lượng và thời điểm uống mà thôi.
Chữa lở loét trong miệng:
            Người bị lở loét trong miệng thường rất khó chịu trong miệng khi  nói chuyện, và khổ sở khi ăn uống những thức ăn  mặn. trong y học cổ truyền chỉ cần ngậm bột nghệ + mật ong  là giải pháp hiệu quả cao nhất không gây ra các phản ứng phụ ko tốn tiền chữa chị mà mang lại hiệu quả cao.
Phong ngừa chữa bệnh viêm họng:
Khi bạn cảm thấy trong cổ họng cảm thấy nóng rát,  nuốt đau đờm tiết ra nhiều…. là bạn đã chớm bị viêm họng. sưng amydal. Buổi tối trước khi ngủ hãy ngậm nửa thìa cafe trong 10 phút, và nuốt từng chút một vào cổ họng cho tới khi hết, và cứ thế ngủ. sáng dậy ta sẽ nhận ra đờm đã giảm, cổ họng bớt đau, thật rễ chịu khi nuốt thức ăn. Hãy ngậm như thế trong vài ngày là có thể chấm dứt các chứng viêm trong cổ họng mà ko phải uống thuốc. vào từng thời điểm giao mùa. Cơ thể rất hay mỏi mệt đặc biệt là đường hô hấp bạn nên có sẵn trong tủ thuốc của gia đình một lọ mật ong và bột nghệ để sử dụng khi cần thiết.
Chữa táo bón:
Những người do tính chất công việc phải ngồi lâu hoặc do cơ địa không ổn  nên bị táo bón cần phải lưu ý diều trị sớm để phòng ngừa bệnh trĩ. Khi rối loạn tiêu hóa khiến phân khô cứng. hoặc bị táo bón lâu ngày phải thường xuyên dùng thuốc, để hỗ trợ là một phiền toái mà chỉ có người bệnh mới hiểu thấu được. để điều trị và chữa chấm dứt bệnh táo bón và giúp rột già bài tiết ổn định. Thì chỉ cần tìm tới mật ong và bột nghệ là giải pháp thuật lợi mà không mất nhiều thời gian của mọi người
Trong khoảng một tuần điều trị, mỗi lần uống một thìa café, ngày uống 3 lần trước khi ăn. Và sau khi đại tiện,  sẽ bớt lại chỉ uống 2 lần. Một tháng sau đó khi quan sát thấy phân bình thường, có màu vàng tươi là ruột già đã ổn. Chỉ cần uống một lần trong ngày, uống thêm hai tuần lễ nữa là có thể ngưng được. Xin lưu ý, những người nào tiền sử đã bị táo bón nên về sau dễ có nguy cơ tái lại, vì vậy khi đường ruột có dấu hiệu bất thường nên uống trước để tránh phiền toái. Thật ra ngay cả người sức khỏe bình thường, thỉnh thoảng uống BN-MO cũng rất tốt, nó giúp phòng bệnh và giữ cho làn da đẹp hơn. Một điều cần nên biết là chỉ dùng nghệ vàng, không dùng nghệ đen như nhiều người lầm tưởng.

Một Số Bài Thuốc Dân Gian : Dân Tộc



 ‘thực phẩm’ giúp phục hồi sức khỏe sau ốm

Đa số những người ốm và mới ốm dậy đều có nguy cơ thiếu Vitamin và khoáng chất do không thể ăn hay hấp thụ thức ăn vào cơ thể. Chính điều này làm người ốm đã mệt mỏi nay càng mệt mỏi hơn.
Bổ sung dưỡng chất trong thời kỳ ốm và mới ốm dậy là điều tất yếu nhưng bổ sung chất gì và bổ sung như thể nào lại là điều không phải ai cũng biết. Nếu không được bổ sung dinh dưỡng trong thời gian ốm hoặc sau khi ốm dậy, bệnh nhân sẽ bị mệt mỏi kéo dài, có thể còn mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.
Dưới đây là một số loại thực phẩm tự nhiên được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị người bệnh nên sử dụng sau quá trình trị bệnh để giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục sức khỏe:
1. Chanh
Các chuyên gia sức khỏe đã khuyến nghị, vitamin C trong chanh có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, làm cho người bớt mệt mỏi và chóng đói, thèm ăn.
Vitamin C trong chanh có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
2. Gừng
Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe cho biết chất Tecpen và Oleoresin trong gừng có tính sát trùng, chống viêm, giúp máu lưu thông và ngăn ngừa táo bón. Ngoài hai thành phần trên, gừng còn chứa chất gingerol giúp giảm buồn nôn, rất có lợi cho những người vừa ốm dậy hay sau phẫu thuật.
Chất Tecpen và Oleoresin trong gừng có tính sát trùng, chống viêm, giúp máu lưu thông và ngăn ngừa táo bón.
3. Nấm
Nấm là loại thực phẩm rất tốt cho những người muốn giảm cân và những người bị bệnh tim nhờ việc sản sinh cholesterol có lợi. Không chỉ vậy, các nghiên cứu còn chỉ ra rằng nấm có tác dụng thúc đẩy hệ thống miễn dịch thông qua các hợp chất lentinan - được chứng minh có khả năng kích thích các tế bào của hệ miễn dịch làm tăng sức đề kháng.
Nấm là loại thực phẩm rất tốt cho những người muốn giảm cân
4. Củ cải đường
Củ cải đường là loại thực phẩm cung cấp nhiều năng lượng

Đây là loại thực phẩm cung cấp nhiều năng lượng. Ở Pháp, đã có nhiều thí nghiệm về việc sử dụng nước củ cải đường để hỗ trợ, phục hồi cho những bệnh nhân có các bệnh ác tính. Tại Đức, nước ép củ cải đường được sử dụng như một liệu pháp giúp phục hồi cơ thể trong thời gian nghỉ dưỡng hay sau phẫu thuật.